Mang thai và sinh con là một hành trình vô cùng quan trọng và ý nghĩa của mỗi người phụ nữ, việc chuẩn bị thật kỹ cho hành trình đặc biệt này là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.
- Dinh dưỡng đối với thai phụ bị tiền sản giật như thế nào?
- 3 giai đoạn vàng tăng trưởng chiều cao của trẻ mà ai cũng phải biết
- Những lưu ý về chế độ dinh dưỡng đối với thai phụ bị bệnh gan
Điểm danh những điều phụ nữ cần làm trước khi mang thai
Điểm danh những điều phụ nữ cần làm trước khi mang thai
Dưới đây là những điều mà các mẹ cần làm trước khi mang thai để có được một thai kỳ khỏe mạnh mà các Bác sĩ hiện đang công tác tại Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp:
- Khám tiền sản
Theo các Bác sĩ chuyên khoa, khám tiền sản bao gồm khám sức khỏe tổng thể và sức khỏe sinh sản. Trong đó:
Khám sức khỏe tổng thể: Bác sĩ sẽ kiểm tra xem bạn có bị thiếu máu, thiếu sắt, bị tiểu đường, hay các bệnh về đường máu có khả năng lây truyền sang con khi mang thai hay không. Bên cạnh đó, bạn có thể sẽ được chỉ định làm thêm xét nghiệm tìm kháng thể đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho thai kỳ như cúm, rubella, thủy đậu, viêm gan siêu vi B.
Khám sức khỏe sinh sản: Cả 2 vợ chồng sẽ trải qua các bước kiểm tra từ đơn giản đến chuyên sâu nhằm đánh giá khả năng thụ thai, cũng như phát hiện các di truyền bất thường có thể di truyền sang con. Bên cạnh đó, các bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục như viêm gan B, HIV, giang mai… nếu được phát hiện sớm sẽ giúp gia đình có được hướng xử trí kịp thời nhằm hạn chế rủi ro cho thai kỳ.
- Kế hoạch làm việc, nghỉ ngơi hợp lý
Theo những tin tức y tế mới nhất, việc thường xuyên làm việc quá sức, đầu óc căng thẳng mệt mỏi ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của thai nhi. Chính vì thế, sắp xếp công việc để bản thân không bị quá tải, có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cũng là một sự chuẩn bị tốt cho hành trình mang thai đầy niềm vui nhưng cũng đầy gian nan phía trước.
Chú trọng hơn đến vấn đề dinh dưỡng trước khi mang thai
- Chú trọng hơn đến vấn đề dinh dưỡng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong suốt 9 tháng nằm trong bụng mẹ, thai nhi chỉ nhận nguồn dinh dưỡng từ mẹ thông qua dây rốn nối giữa mẹ và con. Như vậy, sự phát triển của thai nhi phụ thuộc lớn vào thể chất của mẹ. Các chuyên gia sản khoa khuyến cáo, bên cạnh chế độ ăn uống đa dạng thực phẩm và đảm bảo đủ chất thì phụ nữ còn cần bổ sung acid folic với liều lượng 400mg/ ngày ngay từ khi có kế hoạch mang thai.
- Tiêm phòng đầy đủ
Phụ nữ mang thai là nhóm dễ bị lây bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt nếu lỡ mắc bệnh truyền nhiễm trong thời gian mang thai thì khả năng ảnh hưởng xấu đến bào thai rất cao, thậm chí có thể khiến thai nhi ngừng phát triển. Chính vì thế, các tổ chức y tế khuyến cáo phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, đặc biệt những chị em có kế hoạch sinh con nên có miễn dịch đầy đủ với các bệnh truyền nhiễm có nguy cơ cao đe dọa sức khỏe mẹ và bé như bệnh cúm, rubella, thủy đậu, viêm gan siêu vi B, uốn ván… Việc tiêm chủng các vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm tốt nhất nên được thực hiện trước thời điểm có thai 3 tháng.
ytevietnam.edu.vn Tổng hợp