Điểm danh những việc mẹ bầu không nên thực hiện trong 3 tháng cuối thai kỳ

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Để bảo vệ cơ thể người mẹ và đảm bảo em bé sinh ra khỏe mạnh nhất, trong ba tháng cuối thai kỳ mẹ cầu cần hết sức chú ý giữ gìn sức khỏe và không nên làm những việc dưới đây.

Điểm danh những việc mẹ bầu không nên thực hiện trong 3 tháng cuối thai kỳ

Điểm danh những việc mẹ bầu không nên thực hiện trong 3 tháng cuối thai kỳ

Những việc mẹ bầu không nên thực hiện trong 3 tháng cuối thai kỳ

  • Không nên di chuyển đường xa

Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, bước sang tháng thứ 7 của thai kỳ, thai nhi trong bụng cũng lớn nhanh hơn, tử cung mẹ căng giãn để chứa bào thai, các cơ vùng kín cũng giãn theo, mềm yếu và trở nên lỏng lẻo hơn, xương cốt của mẹ cũng yếu đi phần nào do lượng canxi tập trung để hình thành hệ xương khớp của thai nhi. Chính vì thế, trong tam cá nguyệt cuối cùng nếu mẹ bầu thường xuyên di chuyển xa sẽ khiến cơ thể mệt mỏi vô cùng, động thai, thậm chí là vỡ ối đẻ non, gây nguy hiểm cho mình và cho con,…chính vì thế mẹ bầu trong ba tháng cuối thai kỳ nên hạn chế việc di chuyển xa.

  • Cấm kỵ mẹ bầu nằm ngửa

Theo các Bác sĩ chuyên khoa, thai nhi trong ba tháng cuối của thai kỳ đã tương đối lớn, chính vì thế khi mẹ nằm ngửa trọng lượng thai sẽ chèn ép vào tĩnh mạch chủ bụng, cản trở lưu thông máu, ngăn cản máu về các cơ quan trung tâm như gan, thận, não,…khiến mẹ bầu hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi vô cùng,… Bác sĩ khuyến cáo mẹ chỉ nên ngủ ở tư thế nằm nghiêng (tốt nhất là nghiêng sang trái) để tăng cường lưu thông máu cũng như cung cấp đủ oxy cho thai nhi.

  • Ăn uống kiêng khem

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, 3 tháng cuối là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh chóng, tăng cân vùn vụt trước khi chào đời chính vì thế để đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển mẹ bầu nên bồi bổ thêm năng lượng để đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của bào thai. Đối với những mẹ bầu quá kiêng khem có thể khiến trẻ bị thiếu chất, suy dinh dưỡng, chậm phát triển não bộ khiến trẻ sinh ra nhẹ cân và đối mặt với rất nhiều nguy hiểm khác về sức khỏe.

  • Hạn chế ăn mặn

Trong thai kỳ cuối, mẹ bầu cần thực hành ăn nhạt để đảm bảo sức khỏe mẹ lẫn con, ăn mặn quá mức và kéo dài dễ khiến mẹ bị tăng huyết áp, tình trạng tích nước, phù nề tay chân, tiền sản giật, trầm trọng hơn, thai nhi rối loạn hấp thu dưỡng chất.

Mẹ bầu nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường

Mẹ bầu nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường

  • Không nên lái xe máy

Điều dưỡng viên Lâm Thị Nhung giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur nhận định, trong những tháng cuối của thai kỳ việc bụng bầu quá to sễ khiến mẹ giữ thăng bằng khó, thậm chí là tụt huyết áp tư thế đứng nên vô cùng nguy hiểm. Tốt nhất mẹ nên nhờ bố hoặc người thân đưa đi cho an toàn.

  • Không nên nằm ngồi một chỗ quá lâu

Mẹ bầu sắp sinh nên vận động đi bộ nhẹ nhàng, việc làm này còn giúp khí huyết lưu thông tốt, mẹ cảm thấy dễ chịu, dễ thở, ngủ ngon, sức khỏe cải thiện rõ rệt.

  • Nhịn tiểu gây hại đến mẹ bầu

Trong tam cá nguyệt thứ 3, số lần đi tiểu của mẹ bầu nhiều hơn do thai nhi to chèn ép vào bàng quang khiến mức chứa của bàng quang giảm đi. Việc nhịn tiểu gây hại đến mẹ bầu, khiến người mẹ bị đau đớn và dễ bị rỉ nước tiểu ra khi ho hay hắt hơi.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp mẹ bầu đã biết cách khiêng khem trong ba tháng cuối của thai kỳ để có được một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.

Thanh Mai – ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới