Thời tiết chuyển nắng, nồm ẩm báo hiệu các dịch bệnh ở trẻ em, đặc biệt là bệnh hô hấp và bệnh truyền nhiễm có nguy cơ bùng phát bởi cơ thể trẻ còn yếu ớt, sức đề kháng còn kém, hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện.
- 8 cách phòng ngừa viêm phổi khi giao mùa cực đơn giản lại hiệu quả
- Bệnh viêm phổi ở trẻ em có gây tử vong không?
- Bệnh cúm A H1N1 nên thận trọng khi thời tiết giao mùa?
Cho trẻ ăn nhiều rau xanh giúp trẻ phòng được một số bệnh mùa hè
Bệnh giao mùa thường gặp ở trẻ
Các bậc phụ huynh cần nhận thức rõ đây là thời điểm cần cảnh giác, không thể chủ quan trong việc bảo vệ trẻ trước những dịch bệnh đang hoành hành và phổ biến trên diện rộng. Những bệnh thường gặp lúc giao mùa xuân hè có thể kể tên như bệnh về hô hấp, tay chân miệng, thủy đậu, sốt xuất huyết, sốt siêu vi… luôn đe dọa tấn công trẻ bất cứ lúc nào. Các bậc phụ huynh là người quan trọng đóng vai trò quyết định giúp các em phòng chống lại những bệnh nguy hiểm.Dưới đây là một số bệnh trẻ thường gặp trong thời điểm giao mùa xuân hè mà bố mẹ cần phải lưu ý:
Các bệnh viêm đường hô hấp trên.
Đứng đầu trong nhóm bệnh trẻ hay mắc vào mùa xuân hè là nhóm bệnh về đường hô hấp. Nguyên nhân do thời tiết thay đổi đội ngột trẻ không thích nghi kịp, lúc này mẹ cần chú ý giữ ấm cho bé vào sáng sớm và ban đêm. Khi cho bé ra ngoài, ba mẹ cần cho bé mặc đủ ấm, đội mũ, đeo khẩu trang, thậm chí là quàng thêm khăn để giữ ấm cổ. Biện pháp này giúp bé không bị nhiễm lạnh. Trên thực tế, thời điểm giao mùa dù trời có nắng nhưng gió vẫn lạnh, bé sẽ dễ bị cảm lạnh, viêm phế quản nếu không được bảo vệ kỹ lưỡng. Mẹ nên rửa mũi và súc miệng cho bé bằng nước muối sinh lý thường xuyên để đề phòng bụi bẩn, nhiễm khuẩn qua đường hô hấp. Tuyệt đối không tự ý sử dụng kháng sinh khi bé bị viêm đường hô hấp vì nếu bệnh do vi rút sẽ không hiệu quả và còn làm tăng nguy kháng kháng sinh ở trẻ.
Giữ ấm cơ thể giúp trẻ đỡ mắc bệnh hơn
Sốt siêu vi hay là sốt virus
Thời tiết giao mùa mặc dù ấm lên nhưng cũng có những đợt lạnh đột ngột cuối mùa rất thích hợp cho một số loại virus gây bệnh phát triển. Do chưa có thuốc tiêu diệt virus trong cơ thể người nên cách duy nhất để đối phó với bệnh do virus là phòng bệnh và tăng sức đề kháng cho trẻ. Mẹ cần phòng tránh cho bé tiếp xúc nguồn bệnh như: không tới chỗ đông người, không tiếp xúc nhiều với người bệnh, rửa tay cho bé trước khi ăn và sau khi bé đi học hoặc đi chơi ở ngoài về. Tăng sức đề kháng cho trẻ bằng các chất bổ sung tăng cường miễn dịch trực tiếp có thể rất hữu ích trong thời điểm này, nhất là đối với trẻ thường xuyên ốm vặt, viêm nhiễm đường hô hấp, tai mũi họng.
Sốt xuất huyết: sốt xuất huyết thường bắt đầu vào tháng 2-3. Cần phòng bệnh bằng cách phun thuốc diệt muỗi, phát quang bụi rậm, mắc màn khi bé ngủ, dọn sạch các vũng nước đọng trong nhà.
Vệ sinh đôi tay giúp trẻ phòng nhiều được nhiều bệnh
Bệnh Tay chân miệng: Cho đến nay, chưa có vaccin phòng bệnh tay chân miệng. Nguy cơ lây nhiễm bệnh có thể được giảm thiểu bằng việc thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và chăm sóc y tế kịp thời cho những trẻ em bị bệnh.
Thủy đậu: Cách phòng bệnh thủy đậu tốt nhất là tiêm vaccine và tiêm một liều duy nhất 0,5ml cho trẻ từ 1 – 12 tuổi. Đối tượng từ 13 tuổi trở lên tiêm 2 liều, cách nhau từ 6 – 10 tuần. Trong khi dịch bệnh có mặt ở khắp nơi thì cách ly với nguồn bệnh là một biện pháp ngăn chặn lây lan. Không nên đưa trẻ đến những nơi có nguồn bệnh hoặc nguy cơ lây nhiễm cao như bệnh viện. Hạn chế tối đa đưa trẻ đến những chỗ đông người như bến xe, bến tàu
Khi trẻ đã bị nhiễm bệnh, bố mẹ nên chăm sóc trẻ đúng cách. Không dùng kháng sinh để điều trị bệnh dịch do virus vì kháng sinh không có tác dụng diệt virus. Thay vào đó, bố mẹ nên tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, hệ miễn dịch khỏe sẽ đẩy lui sự tấn công của virus và giúp trẻ nhanh lành bệnh.
Tiêu chảy cấp: Một trong số những bệnh mà trẻ thường gặp trong thời điểm giao mùa xuân hè là tiêu chảy. Nguyên nhân mắc bệnh tiêu chảy có thể do vi khuẩn, do ngộ độc thức ăn, do ký sinh trùng hoặc do Rotavirus.
Ngộ độc thức ăn: Thời tiết mùa hè rất dễ khiến thực phẩm bị hư hỏng. Không chỉ thế, thời tiết mùa hè nóng ẩm cũng tạo điều kiện cho ruồi, muỗi, chuột, gián, kiến phát triển nhiều hơn nên càng dễ làm lây lan các mầm bệnh đường tiêu hoá. Trong khi đó, trẻ lại không ý thức về vệ sinh an toàn thực phẩm nên càng dễ bị ngộ độc thực phẩm hơn bất cứ lứa tuổi nào.
Mụn nhọt: Vào thời điểm giao mùa, thời tiết đôi khi nóng bất thường, khiến trẻ em dễ nổi mụn nhọt, mức độ nhẹ có thể tự khỏi, nhưng nặng thường gây đau nhức, sốt, dẫn đến lười ăn.
Làm gì để phòng bệnh cho trẻ?
Phòng bệnh lúc giao mùa rất quan trọng đối với trẻ
Để phòng bệnh cho trẻ trong thời điểm giao mùa xuân hè, bố mẹ cần chú ý những điều sau:
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ với các nhóm thực phẩm giàu canxi và vitamin. Vào những ngày nắng nóng, cơ thể thường dễ mất nước, bố mẹ nên cho con ăn những chất mát (mang tính chất bổ âm) như: chè đậu đen, nước bột sắn dây, nước chanh, cam vắt, sinh tố hoa quả…Vệ sinh không gian sống sạch sẽ, thoáng mát. Tăng cường diệt muỗi, diệt bọ gậy bằng mọi biện pháp giúp hạn chế muỗi phát triển.
Tiêm vắc-xin phòng bệnh cho trẻ, nhất là các loại vắc-xin phòng các bệnh mùa hè. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách cho trẻ sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng nhập khẩu có tác dụng tăng cường miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật cho trẻ như: PediaKid tăng cường miễn dịch,Immune C Plus Zinc & Echinacea, Swanson Colostrum 25% immunoglobulins… Ưu điểm của những sản phẩm này là giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm khuẩn thường gặp như: viêm phổi, cảm lạnh, cảm cúm… Những loại thực phẩm này đều có hương vị tự nhiên và được bào chế dưới dạng siro hoặc kẹo viên mềm giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn.
Mong rằng với những thông tin chúng tôi cung cấp cho các bạn, các bạn đã có thêm kiến thức trong việc chăm sóc và phòng bệnh trong thời tiết giao mùa cho trẻ một cách khoa học để đảm bảo được sức khỏe mẹ và bé.
Ngọc Mai – ytevietnam.edu.vn