Điểm tên những sai lầm khi giải rượu ngày Tết nhiều người mắc phải

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Trong những cuộc vui ngày Tết, đa số chúng ta đều khó có thể kiềm chế lại việc chúc tụng nhau bằng những ly rượu khiến đôi khi trở nên say xỉn. Ngay lập tức mọi người nghĩ ngay đến các phương pháp giải rượu tức thời, tuy nhiên việc giải rượu không đúng cách sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Dưới đây là những sai lầm mà chúng ta hay mắc phải trong việc giải rượu khi quá chén.

Việc giải rượu sai cách sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe
Việc giải rượu sai cách sẽ gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe

Những sai lầm hay mắc phải khi giải rượu

Uống nước chanh

Đa số mọi người đều cho người say rượu uống nước chanh để giải rượu hay những đồ uống có vị chua như nước me, nước sấu sẽ giúp giải rượu một cách nhanh chóng. Nhưng không ai biết rằng đây lại là quan niệm hoàn toàn sai lầm, theo bác sĩ chuyên khoa, việc uống rượu sẽ gây nên một lượng rượu lớn trong dạ dày, nếu kết hợp với axit sẽ gây nôn thêm và làm tổn thương dạ dày vì có axit. Đây là một trong những sai lầm khi giải rượu mà mọi người thường hay mắc phải.

Bên cạnh đó việc gây nôn cũng đặc biệt cẩn trọng và lưu ý. Nếu như sau khi uống rượu người bệnh vẫn còn tính táo thì có thể tiến hành gây nôn nhưng nếu như người say ở tình trạng say rượu, bất tỉnh thì việc gây nôn sẽ vô cùng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.

Trong trường hợp muốn giải rượu cho người say rượu thì nên cho uống những thứ có đường, muối như mật ong, nước đường hay nước canh. Lượng đường có trong những chất này sẽ hỗ trợ rất tốt trong việc giải rượu.

Thuốc giải rượu không có tác dụng giải rượu như mọi người thường nghĩ
Thuốc giải rượu không có tác dụng giải rượu như mọi người thường nghĩ

Sử dụng thuốc giải rượu

Thông thường trước khi uống rượu mọi người thường hay sử dụng những loại thuốc có tác dụng trong việc giải rượu. Một số hãng thuốc thường quảng cáo thuốc có tác dụng uống rượu và không biết say, điều này là hoàn toàn vô lý. Trên thực tế không hề có một loại thuốc nào chứng minh được có tác dụng trong việc chống say mà mọi người thường hay lạm dụng.

Những loại thuốc giải rượu chỉ có tác dụng bù lại lượng vitamin, muối, đường cho cơ thể chứ không hề làm thay đổi hoàn toàn việc hôn mê, ức chế thần kinh do rượu gây nên hay uống viên giải rượu vào là cơ thể tỉnh ngay là hoàn toàn vô lý. Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa, dù cuộc vui nào người dân cũng nên biết điều tiết và hạn chế bia rượu, đặc biệt không nên uống nhiều loại cùng một lúc dẫn đến ngộ độc rượu. Nếu có bất kỳ biểu hiện như chóng mặt, hạ huyết áp, chân tay run thì người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện ngay.

Uống thuốc giảm đau đầu

Tình trạng đau đầu sau khi uống rượu là tình trạng phổ biến đối với đa số mọi người kèm theo hiện tượng nôn. Một số người thường hay tự ý mua thuốc giảm đau tại các nhà thuốc GPP như một thói quen sẵn có để chấm dứt tình trạng đau đầu trong cơ thể như Aspirin, Paracetamon. Các loại thuốc này có tác dụng giảm đau nhưng khi uống với rượu sẽ gây nên tình trạng kích ứng dạ dày và gây chảy máu đường tiêu hóa.

Bên cạnh đó nếu người say nôn theo hiện tượng tự nhiên thì không nên uống thuốc chống nôn vì các thuốc chống nôn sẽ giữ lại những chất độc hại trong cơ thể, tồn đọng lại ở gan khiến gan không đào thải được chất độc ra bên ngoài sẽ gây nguy hiểm nghiêm trọng, lâu ngày sẽ bị xơ gan và ung thư gan.

Cách sơ cứu người bị ngộ độc rượu

Khi phát hiện người bị ngộ độc rượu có những biểu hiện như nôn ọe, da tím tái, choáng váng, ngất và có biểu hiện rối loạn ý thức thì cần phải biết cách sơ cứu kịp thời. Trước tiên cần phải đảm bảo khu vực của người bệnh luôn được thông thoáng, đặc biệt đối với đường hô hấp của bệnh nhân tránh tình trạng sặc thức ăn bằng cách để bệnh nhân nằm cao đầu và nằm nghiêng sang một bên. Việc nằm nghiêng sang một bên sẽ giúp lượng đờm, dãi dễ dàng ra bên ngoài, hạn chế việc tràn vào phổi gây tắc thở đặc biệt đối với trường hợp bệnh nhân bị nôn.

Đặt bệnh nhân nằm nghiêng là tư thế vô cùng an toàn, không gây ngạt thở, lưu ý tình trạng của bệnh nhân, thỉnh thoảng lại lay bệnh nhân dậy, nếu tỉnh táo thì có thể ăn cháo loãng nhằm tránh hiện tượng hạ đường huyết, gây nguy hiểm.

Trường hợp bệnh nhân có biểu hiện mê sảng, nói ú ở và không tỉnh táo kèm theo biểu hiện thở nhanh và sâu, da tím tái hay bệnh nhân tỉnh nhưng có biểu hiện nhìn mờ, sợ ánh sáng thì phải nhanh chóng gọi xe cứu thương đến bệnh viện. Lưu ý cần phải ủ ấm cho bệnh nhân đặc biệt là trời rét. Tuyệt đối không để người bệnh tự điều khiển xe sẽ gây sự cố đáng tiếc.

Để hạn chế tối đa những nguy hiểm mà rượu mang lại, khi uống rượu mọi người cần phải ăn uống đầy đủ, đối với những bệnh nhân bị bệnh về tim mạch, huyết áp hay liên quan đến những vấn đề gan mật thì tuyệt đối không nên sử dụng rượu bia. Những sai lầm khi giải rượu đôi khi lại là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nặng và nguy hiểm hơn đối với người bệnh.

Thu Phương-Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới