Điều dưỡng Pasteur hướng dẫn cách đối phó với bệnh thường gặp trong mùa mưa

1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (Chưa có đánh giá nào)
Loading...

Mùa mưa đang đến gần đây cũng chính là thời điểm mà nhiều căn bệnh nguy hiểm có cơ hội bùng phát nếu các gia đình không có biện pháp phòng tránh kịp thời.

Điều dưỡng Pasteur hướng dẫn cách đối phó với bệnh thường gặp trong mùa mưa

Điều dưỡng Pasteur hướng dẫn cách đối phó với bệnh thường gặp trong mùa mưa

Các bệnh lý thường gặp trong mùa mưa

  • Bệnh đường tiêu hóa

Bác sĩ Nguyễn Anh Tú giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, một số bệnh đường tiêu hóa thường gặp trong mùa mưa như: tả, lỵ, thương hàn, nhiễm khuẩn, nhiễm độc thức ăn do các loại vi khuẩn khác (E.coli, Campylobacter…) hoặc amíp, giardia,… Điển hình hay gặp nhất trong và sau mưa, lũ, lụt là bệnh tiêu chảy cấp. Bệnh do nhiều loại vi khuẩn khác nhau gây nên nhưng chiếm vị trí hàng đầu vẫn là vi khuẩn tả (Vibrio cholera).

Dấu hiệu nhận biết đặc trưng nhất của nhóm bệnh này chính là đau bụng, mót rặn, tiêu chảy cấp.

  • Sốt xuất huyết

Mùa mưa môi trường trở nên ẩm ướt, ô nhiễm đây chính là điều kiện vô cùng thuận lợi cho muỗi phát triển, đây cũng chính là nguyên nhân gây sốt xuất huyết. Mặt khác, sau mưa lũ các bệnh phát sinh do các vector truyền bệnh phát sinh mạnh sau bão lũ. Để phòng bệnh cần loại bỏ nơi sản sinh của muỗi, diệt bọ gậy/loăng quăng. Nên giữ vệ sinh nhà cửa và quanh nơi ở thật sạch sẽ để không có nước đọng trong nhà tạo nơi sinh sản cho muỗi – Bác sĩ Chu Hòa Sơn giảng viên Cao đẳng Y Dược TP HCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ.

  • Bệnh cảm cúm và hô hấp

Thời tiết ẩm thấp, mưa nhiều làm tăng khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp trong đó phổ biến nhất là cúm, cảm lạnh. Khi bị cảm, cơ thể xuất hiện triệu chứng đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, ho,… Các biểu hiện nặng hơn là sốt cao, sốt kéo dài, người rét run và vã mồ hôi, mệt mỏi trầm trọng.

  • Đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ thường gặp ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ bệnh dễ bùng phát thành dịch tại những nơi mà điều kiện vệ sinh nước sạch không bảo đảm. Trong mùa mưa lũ, thời tiết ẩm tạo điều kiện cho virut phát triển, kèm theo đó là thói quen sử dụng nước giếng khơi bị nhiễm bẩn. Đây là những nguyên nhân khiến số người mắc bệnh đau mắt đỏ tăng cao trong mùa mưa lũ.

Đau mắt đỏ là một trong những bệnh thường gặp vào mùa mưa

Đau mắt đỏ là một trong những bệnh thường gặp vào mùa mưa

  • Các bệnh về da

Sau mưa lũ, do điều kiện vệ sinh kém, môi trường, nguồn nước bị ô nhiễm và chứa đựng nhiều vi khuẩn gây bệnh, trong đó phải kể đến các vi khuẩn gây bệnh về da. Một số bệnh ngoài da thường gặp mùa mưa như nấm kẽ chân, nấm móng, ghẻ, viêm da, viêm nang lông, nước ăn chân (do nấm kí sinh gây ra), mẩn ngứa…

  • Bệnh xương khớp

Thời tiết thất thường, mưa nắng bất chợt, không khí lạnh, ẩm ướt đột ngột khiến nhiều người bị đau xương khớp, co cứng cơ. Đặc biệt là khớp hông, đầu gối, vai, tay, thắt lưng. Các khớp còn có thể bị sưng, gây khó khăn khi vận động.

Giữ vệ sinh cá nhân giúp bạn phòng bệnh mùa mưa hiệu quả

Giữ vệ sinh cá nhân giúp bạn phòng bệnh mùa mưa hiệu quả

Điều dưỡng Pasteur hướng dẫn cách đối phó với bệnh thường gặp trong mùa mưa

Theo Điều dưỡng Lâm Thị Nhung giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, để phòng bệnh hiệu quả, người dân có thể thực hiện một số biện pháp sau:

  • Thực hiện ăn chín, uống sôi, bảo đảm an toàn thực phẩm, thường xuyên rửa tay với xà phòng.
  • Thực hiện thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng những hóa chất như cloramin B hoặc viên aquatabs hoặc những hóa chất khác được Bộ Y tế khuyến cáo để khử khuẩn nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt.
  • Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom, xử lý, chôn xác động vật.
  • Phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.
  • Trong môi trường úng lụt nên đi ủng để phòng nguy cơ tiếp xúc với nguồn bệnh.
  • Cần tránh muỗi đốt bằng cách mặc quần áo dài tay, ngủ màn để phòng nguy cơ sốt rét, sốt xuất huyết.
  • Vệ sinh mắt, mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày để phòng bệnh.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, sẽ giúp bạn hiểu hơn và biết cách chăm sóc bản thân và gia đình khi thời tiết chuyển mưa ẩm.

Thanh Mai – ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới