Trẻ không may gặp sự cố khi đuối nước, nếu được sơ cứu kịp thời, đúng phương pháp thì khả năng cứu sống là rất cao và không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ sau này.
- Điểm danh các bệnh ung thư dễ gặp ở cơ quan sinh sản nữ
- Bác sĩ chuyên khoa chỉ ra biện pháp tăng cường sức khỏe xương khớp
- Bác sĩ chuyên khoa chỉ ra biện pháp phòng chống bệnh còi xương ở trẻ
Điều dưỡng viên Pasteur chia sẻ kỹ năng sơ cứu trẻ bị đuối nước
Sự nguy hiểm của đuối nước đối với con người
Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, Đuối nước là một tai nạn hay gặp, nạn nhân bị ngừng thở, tim đập chậm do phản xạ, thậm chí thiếu oxy, tăng nhịp tim, huyết áp, rất nguy hiểm. Đuối nước có thể xảy ra trong khi bơi, đi thuyền và trong các hoạt động dưới nước, trong bồn nước, chum vại, rãnh nước… Đuối nước là một dạng của ngạt, do nước bị hít vào phổi, hoặc tắc đường thở do co thắt thanh quản khi nạn nhân ở trong nước.
Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, để cứu bệnh nhân bị đuối nước, cần phải làm nhanh chóng khoảng thời gian từ 1 đến 4 phút (cơn ngừng thở đầu tiên) mới có hy vọng, nếu tình trạng ngạt thở trên kéo dài từ 20 giây tới 2 hoặc 5 phút sẽ khiến nước hít vào trong, gây co thắt thanh quản, ngừng thở lần 2, nước và dị vật bị hít vào phổi gây nhịp tim chậm dần, rối loạn nhịp và thiệt mạng ngay sau đó.
Cần tiến hành hô hấp nhân tạo nếu thấy tim ngừng đập
Điều dưỡng viên Pasteur chia sẻ kỹ năng sơ cứu trẻ bị đuối nước
Điều dưỡng viên Lâm Thị Nhung giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, để cấp cứu có hiệu quả bệnh nhi bị đuối nước, mọi người cần cấp cứu tại chỗ theo các bước:
- Bước 1: Nhanh chóng đưa trẻ ra khỏi mặt nước bằng mọi cách.
- Bước 2: Đặt trẻ nằm chỗ khô ráo, thoáng khí.
- Bước 3: Nếu trẻ bất tỉnh, hãy kiểm tra xem trẻ còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực có di động hay không.
Đối với trường hợp trẻ vẫn còn tự thở được cần cho trẻ nằm nghiêng sang một bên, cởi bỏ quần áo ướt, tìm cách giữ ấm cho trẻ rồi nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để tránh lâm tình trạng khó thở tái phát.
Theo những tin tức y tế mới nhất, nếu thấy lồng ngực trẻ không di động thì việc cần làm là phải hô hấp nhân tạo (thổi ngạt bằng miệng). Bởi lúc này, trẻ đã lâm vào tình trạng ngừng thở. Trong quá trình thổi ngạt, cần chú ý quan sát, kiểm tra tiếng tim đập của trẻ có hay không bằng cách bắt mạch bẹn, mạch cảnh hoặc áp tai vào lồng ngực nghe tiếng tim đập. Trường hợp mạch của trẻ không đập thì cần kết hợp hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực theo tỷ lệ 15/2 (ép vị trí ½ dưới xương ức phải, ép 15 cái lại thổi ngạt 2 cái). Sau đó tiếp tục sơ cứu liên tục như vậy trong khoảng thời gian đưa trẻ tới bệnh viện.
Một trong những sai lầm phổ biến nhất khi tiến hành sơ cứu cho trẻ bị đuối nước chính là động tác dốc ngược trẻ hoặc vác trẻ lên vai chạy, điều này sẽ làm mất đi thời gian sơ cứu, hô hấp cho trẻ. Thậm chí nhiều người không tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực khi vận chuyển tới bệnh viện sẽ làm mất thời gian cứu nạn nhân, gây ra di chứng não sau này nếu bệnh nhân còn sống.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn