Xử trí đúng cách khi gặp bệnh nhân đột quỵ được xem là một trong những bước vô cùng quan trọng để có thể cứu sống bệnh nhân và hạn chế những biến chứng nghiêm trọng mà bệnh gây ra.
- Viêm loét dạ dày tá tràng, có nên chủ quan?
- Tìm hiểu về loại virus ‘lạ’ khiến gần 20 trẻ nhập viện
- Số lượng trẻ nhập viện do viêm phổi, tiêu chảy tăng lên nhanh chóng
Điều dưỡng viên Pasteur hướng dẫn xử trí khi gặp bệnh nhân đột quỵ
Trong nhà tôi có nhiều người lớn tuổi nên tôi thường rất quan tâm đến các thao tác sơ cứu cho các bệnh cảnh khác nhau. Tuy nhiên, về cách xử trí khi có người bất tỉnh nghi do đột quỵ thì tôi rất hoang mang vì có nhiều thông tin khác nhau, có người còn bảo vội đưa đi cấp cứu là sai… Xin bác sĩ hướng dẫn giúp tôi cách xử lý đúng.
Đột quỵ nguy hiểm như thế nào đối với người bệnh?
Theo các Bác sĩ chuyên khoa hiện đang công tác tại Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, đột quỵ (nhồi máu não hoặc xuất huyết não) là bệnh lý cấp tính, xảy ra đột ngột. Tùy thuộc vị trí, kích thước vùng nhu mô não bị tổn thương do thiếu máu nuôi, phù não, bị chèn ép do khối máu tụ xuất huyết, các triệu chứng sẽ xuất hiện ngay với các mức độ nặng nhẹ khác nhau.
Nhẹ thì có thể đau đầu, yếu nhẹ 1 bên tay chân, méo miệng, nói đớ, nuốt sặc, nói khó, nhìn mờ… Nặng thì có thể liệt hẳn nửa người, rối loạn tri giác, hôn mê, suy hô hấp tuần hoàn. Do vậy khi đột ngột xuất hiện các triệu chứng trên, bao gồm các triệu chứng mới ở mức nhẹ, người đột quỵ nên được đưa ngay vào bệnh viện để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, không nên trì hoãn vì bất cứ lý do gì.
Theo các Bác sĩ chuyên khoa hiện trong trường hợp nặng, người đột quỵ đã hôn mê, suy hô hấp tuần hoàn, hay nói đơn giản hơn là bạn nhận thấy người đó có dấu hiệu ngưng tim, ngưng thở, người nhà cần biết cách cấp cứu hô hấp tuần hoàn (CPR). CPR bao gồm hà hơi thổi ngạt, ép tim ngoài lồng ngực để đảm bảo thông khí và huyết áp cung cấp oxy cho não trong khi chờ xe cấp cứu hoặc trên đường vận chuyển bằng taxi đến bệnh viện.
Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh
Điều dưỡng viên Pasteur hướng dẫn xử trí khi gặp bệnh nhân đột quỵ
Theo hướng dẫn của Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS), cấp cứu hô hấp tuần hoàn hay hồi sinh tim phổi (CPR – cardiopulmonary resuscitation) cho người lớn gồm 2 thao tác ép tim và thổi ngạt:
- Ép tim: đặt gót bàn tay vào giữa ngực, đặt tay kia lên, ấn sâu 5-6 cm, tốc độ 100-120 lần/phút.
- Thổi ngạt: đỡ cho cằm nạn nhân nhô cao lên, bịt mũi, áp miệng vào, thổi đều và đủ mạnh vào miệng họ trong khoảng 1 giây, nhớ bảo đảm ngực nạn nhân phồng lên.
- Lặp lại chu kỳ ép tim 30 cái, thổi ngạt 2 cái cho đến khi hô hấp – tuần hoàn phục hồi hoặc đội cấp cứu chuyên nghiệp đến.
Thanh Mai – ytevietnam.edu.vn