Điều tra nguyên nhân tại sao tiêm chủng mà vẫn bị bệnh trở lại

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Mặc dù đã được tiêm phòng theo chương trình tiêm chủng bắt buộc, tuy nhiên bệnh viện nhi Trung Ương gần đây thường xuyên phải tiếp nhận nhiều trẻ bị bạch hầu, ho gà, sởi, quai bị hoặc thủy đậu..Điều này cho thấy vi rút ngày càng kháng thuốc hoặc do chất lượng vắc xin!

Điều tra nguyên nhân tại sao tiêm chủng mà vẫn bị bệnh trở lại

Điều tra nguyên nhân tại sao tiêm chủng mà vẫn bị bệnh trở lại

Lý giải về điều này Bác sĩ Phan Tứ Quý – Bệnh viện nhiệt đới TPHCM cho biết: “Việc tiêm chủng sẽ hạn chế được tối đa khả năng mắc bệnh, nhưng vì những lý do đáp ứng miễn dịch cảu cơ thể khi tiêm vắc xin chưa đủ mạnh nên vẫn có thể mắc một số bệnh trở lại”

Bác sĩ Qúy cũng cho hay “Tuy nhiên bệnh của những trường hợp này thường nhẹ hơn”. Theo Bác sĩ thì các trường hợp đã được tiêm vắc xin nhưng vẫn mắc bệnh do nhiều nguyên nhân. Phổ biến nhất là các trường hợp đã tiêm phòng các loại bệnh sởi hay quai bị, thủy đậu, rubella nhưng vẫn mắc lại các bệnh này .

Tiêm hai lần nhưng vẫn có thể bị lại

Mới đây nhất nhiều trường hợp ở Bệnh viện Nhi đồng 2 TPHCM, số ca mắc sởi trong cộng đồng tăng lên, một số nơi hình thành ổ dịch, nhiều trường hợp trẻ em, thậm chí cả người lớn đã được tiêm chủng mở rộng trước đây theo chương trình tiêm chủng quốc gia. Tức là chỉ cần tiêm một mũi vắc xin phòng ngừa sởi là đã đủ tiêu chuẩn tạo ra miễn dịch cao và bền vững. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân có dấu hiệu của  kháng thuốc và vẫn tái mắc bệnh trở lại.

Tiêm hai lần nhưng vẫn có thể bị lại

Tiêm hai lần nhưng vẫn có thể bị lại

Đặc biệt có trường hợp đã tiêm tối thiểu hai liều vắc xin mà vẫn mắc bệnh. Điều này cho thấy có thể  do cơ địa miễn dịch của từng người hoặc cũng có thể người bệnh khi tiêm vắc xin nhưng cùng lúc sử dụng một số loại thuốc ức chế miễn dịch như trong các loại thuốc chữa bệnh hen suyễn, thuốc chữa thận, khớp…khiến việc tiêm vắc xin tạo miễn dịch không hiệu quả. Bác sĩ cũng nhắc lại và nhấn mạnh việc kháng thuốc, kháng vắc xin xảy ra rất nhiều do tình trạng thiếu tôn trọng quy trình điều trị dẫn đến việc nhàm thuốc. Bác sĩ Tống Thanh Sơn cho biết.

Không tuân thủ quy trình tiêm chủng dẫn đến việc vi rút kháng vắc xin

Việc tuân thủ quy định tiêm chủng là việc rất quan trọng, bởi vì vi rút có thể kháng thuốc khi chúng ta không tuân thủ quy trình này. Bác sĩ Sơn dẫn giải việc bị lại nguyên nhân chính là do không tuân thủ quy trình tiêm chủng: “Thường thì khi tiêm chủng sẽ có những mũi tiêm 3 tháng đầu, 9 tháng sau khi sinh cho trẻ…Tuy nhiên nhiều bà mẹ do sơ xuất quên việc tiêm chủng định kì này như bỏ tiêm hay tiêm sớm so với thời gian quy định”.

images1296532_vac_xin_1_ntlv

Tuân thủ quy trình tiêm đúng liều, đúng thời gian 

Ngoài ra Bác sĩ cũng cho hay các nguyên nhân bắt nguồn khác như tiêm không đủ liều, tiêm trong lúc đang bị một số các loại bệnh cấp tính như sốt cao, ho, nhiễm vi rút nặng. Cũng một phần do cách bảo quản vắc xin tại một số các xơ sở chưa tốt cũng là nguyên nhân dẫn đến việc tiêm phòng chưa hiệu quả.

Lam hạ : Y tế Việt Nam

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới