Mỗi cấp độ bỏng có một cách điều trị khác nhau. Nếu như bỏng ở cấp độ nhẹ, bệnh nhân có thể điều trị tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ, tuy nhiên những trường hợp bỏng ở cấp độ nặng, cần được cấp cứu ngay lập tức trước khi xảy ra biến chứng và có thể gây tử vong.
- Bác sĩ hướng dẫn cha mẹ sơ cấp cứu cho bé khi bị bỏng.
- Nhận diện 4 nguyên nhân gây bỏng chủ yếu hiện nay.
- Làm thế nào để xử lý bỏng nước sôi hiệu quả nhất?
Điều trị bỏng theo từng cấp độ
Phụ thuộc vào độ thương tổn da có thể chia bỏng thành 4 cấp độ:
- Bỏng độ 1: Cấp độ nhẹ nhất. Các thương tổn ở lớp ngoài cùng. Vết thương đỏ, sưng nhẹ, không bị phồng rộp.
- Bỏng độ 2: Tổn thương đến lớp dưới. Da bị phồng rộp , da dày lên, đỏ và sưng.
- Bỏng độ 3: Vùng da dày ở diện rộng, màu trắng, lan xuống những lớp da sâu. Điều trị bỏng cấp độ 3 cần được thực hiện theo sự thăm khám và chỉ dẫn của bác sĩ.
Tùy vào tình trạng vết thương mà có các phương pháp điều trị bỏng theo từng cấp độ khác nhau.
Điều trị bỏng độ 1
Khi bị bỏng độ 1, người bệnh thường chỉ cần điều trị tại nhà. Vết thương sẽ khỏi hoàn toàn sau khi tế bào ra tróc ra. Bỏng sẽ khỏi sau 3-6 ngày nếu được điều trị đúng cách như sau:
- Sơ cứu vết bỏng với nước lạnh
- Giảm đau bằng acetaminophen hoặc ibuprofen (có bán tại các nhà thuốc)
- Bôi nha đam hoặc gel từ nha đam để dịu da.
- Dùng thuốc sơ phủ lên vết bỏng rồi dùng băng gạc bảo vệ vết thương.
Điều trị bỏng độ 2
Bỏng độ 2 gây ra những vết rộp đỏ, nếu không bảo vệ hữu hiệu có thể khiến vết rộp bị vỡ, nhẹ thì gây đau rát, nếu nặng sẽ dẫn đến nhiễm trùng, khó khăn trong quá trình điều trị.
Thông thường, bỏng độ 2 sẽ mất 2-3 tuần để phục hồi. Khi bị bỏng ở mức độ 2 cần ngay lập tức xử lý bỏng bằng cách :
- Ngâm phần da bị bỏng vào nước lạnh 15p.
- Uống thuốc giảm đau acetaminophen hoặc ibuprofen.
- Bôi thuốc kháng sinh dạng mỡ lên vết bỏng.
Tại các vùng da nhạy cảm như mặt, mông, háng, chân..nên đến khám bác sĩ để được tư vấ điều trị phù hợp.
Bỏng độ 3
Khi bị bỏng độ 3, bệnh nhân thậm chí không cảm thấy đau đớn vì vết thương ảnh hưởng đến cả các dây thần kinh. Vùng da bị bỏng có thể đổi màu thành trắng, cháy xém, nâu sẫm hoặc sần sùi.
Với trường hợp bị bỏng ở cấp độ 3, không được tự ý điều trị bỏng mà phải nhanh chóng đưa người bệnh đi cấp cứu. Trong quá trình di chuyển đến bệnh viện để tránh hậu quả xấu xảy ra cần đảm bảo:
- Vết thương để cao hơn tim.
- Không để quần áo, trang sức dính vào vết bỏng.
- Bảo đảm duy trì hô hấp.
Thời gian lành khi bị bỏng cấp độ 3 phụ thuộc vào tình trạng bỏng, thể trạng bệnh nhân và quá trình điều trị, không thể đưa ra một con số xác định.
Điều trị bỏng theo từng cấp độ nếu không được thực hiện kịp thời bởi các bác sĩ chuyên khoa bỏng và phù hợp có thể để lại nhiều biến chứng như nhiễm trùng, uốn ván, sẹo, hạ thân nhiệt… Bỏng chỉ xảy ra trong chốc lát nhưng những biến chứng này có thể theo cơ thể cả đời. Nâng cao kiến thức – kỹ năng về bỏng là cách không chỉ để bảo vệ mình mà cả những người xung quanh.
Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn