Đau mắt đỏ rất dễ lây lan, bệnh này sẽ không để lại di chứng gì trên giác mạc của trẻ nếu được điều trị kịp thời và đúng phương pháp. Dưới đây là những phương pháp điều trị đau mắt đỏ ở trẻ.
- Biến chứng của bệnh võng mạc ở trẻ sinh non
- Các giai đoạn phát triển của bệnh võng mạc ở trẻ sinh non
- Mẹ nên cẩn trọng về bệnh võng mạc ở trẻ sinh non
Phương pháp điều trị đau mắt đỏ ở trẻ em
Trẻ bị đau mắt đỏ thì các mẹ thường dùng những phương pháp dân gian để điều trị, tuy nhiên, đây không phải là những cách khoa học và tốt cho mắt của trẻ. Khi trẻ bị đau mắt đỏ, bạn nên thực hiện theo các bước sau:
Nhỏ nước muối sinh lý
Bạn nên nhỏ nước muối sinh lý khoảng 6 – 7 lần mỗi ngày cho bé, và người nhà cũng nên nhỏ, nhưng mỗi người một chai chứ không nên dùng chung vì như thế có thể lây virus giữa người này sang người khác.
Thực hiện làm giảm viêm và phù nề cho mắt
Theo các bác sĩ Nguyễn Ngọc Chung – Bệnh viện Nhi Trung ương thì khi trẻ bị đau mắt đỏ thì ngời việc nhỏ nước mắt nhân tạo là nước muối sinh lý thì nên bổ sung thêm dinh dưỡng giác mạc như: acid amin taurin, Sanlein . . .
Ngoài ra các mẹ có thể dùng kháng sinh để tránh vi khuẩn bội nhiễm như Tobramcycin để nhỏ mắt, đặc biệt tránh dùng corticoid cho bệnh nhân.
Đồng thời với việc điều trị đau mắt đỏ ở trẻ thì nên điều trị bệnh sốt và viêm họng cho bé.
Nếu bệnh được điều trị đúng cách và hợp lý thì sau khoảng 7 – 10 ngày là sẽ khỏi. Tuy nhiên, các mẹ cũng nên đề phòng những biến chứng có thể xảy ra.
Một số biện pháp để chữa khỏi đau mắt đỏ
Khi thấy bé có biểu hiện đau mắt đỏ thì các mẹ nên đưa ngay chăn, gối, ga trải giường và các loại khăn thường dùng cho bé để giặt, phơi nắng sạch sẽ.
Bạn chuẩn bị 3 loại khăn là khăn lau mắt, khăn lau tay, khăn lau người và được dùng riêng biệt.
Nếu bé đang đi học thì mẹ nên xin nghỉ học cho bé ngay lập tức để tránh lây lan sang bạn học và tránh nhiễm bụi đường.
Khi nhỏ thuốc mắt hoặc vệ sinh mắt cho bé thì mẹ nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
Bạn nên có chế độ dinh dưỡng với việc bổ sung nhiều chất đề kháng để bé nhanh khỏi.
Nghiêm cấm bé tiếp xúc với các thiết bị điện tử như ti vi, máy tính, điện thoại.
Mẹ không nên sử dụng các loại lá trầu không hay biện pháp xông hơi để điều trị đau mắt đỏ cho bé. Nếu bé bị cộm mắt thì mẹ nên lấy khăn ấm để chườm lên mắt cho bé.
Không tự ý mua thuốc cho bé mà phải được sử dụng theo đơn của bác sĩ.
Biện pháp điều trị đau mắt đỏ ở trẻ có rất nhiều, nhưng các mẹ nên thực hiện một cách khoa học và được sự hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa, tránh thực hiện chữa đau mắt đỏ cho bé bằng những phương pháp không được kiểm chứng và gây nên những hậu quả không lường trước được.
Đào Trịnh – ytevietnam.edu.vn