Người thầy thuốc chữa bệnh cứu người vốn thuộc tầng lớp trên, trước đây sự hiện diện của họ được coi như tiêu chí để đánh giá sự phát triển của xã hội.
- Bác sĩ trọn đời cống hiến cho nghề cũng không đủ
- Kinh nghiệm xương máu dành cho sinh viên Y khoa
- Viết cho cô gái ngành Y gần 30 nhưng chưa gặp đúng người
Bác sĩ cao chứng tỏ đời sống sức khỏe của người dân được quan tam và chăm sóc đầy đủ. Tuy nhiên hiện nay ngành Y vẫn còn mang nhiều định kiến, người đang công tác trong nghề cũng gặp không ít những khó khăn vất vả.
Định kiến ngành Y bao giờ mới chấm dứt?
Những định kiến trong ngành Y
Không ít các cán bộ nhân viên y tế cảm thấy áp lực lớn tâm lý bị ảnh hưởng nặng bởi vì dù có tận tâm cống hiến hết mình phục vụ cho bệnh nhân vẫn bị bắt bẻ. Thậm chí chỉ một sơ sẩy nhỏ sẽ có hàng chục cái điện thoại giơ lên quay phim, chụp ảnh, vài giây sau bạn sẽ chình ình trên mạng xã hội kèm theo những lời trách móc nặng nề. Để rồi dư luận xã hội nhảy vào bình luận với đủ ngôn từ khi chưa hiểu rõ thực hư sự việc ra sao. Bác sĩ đang làm việc trong môi trường quá nhạy cảm khi con người ngày càng lạm dụng mạng xã hội để bóc mẽ nhau.
Chị Ngọc Huệ điều dưỡng viên đang công tác tại bệnh viện Phụ sản từng theo học Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Có những bệnh nhân rất lạ, nhân viên Y tế tươi cười chào hỏi rõ ràng niềm nở nhưng họ li chỉ yêu cầu được gặp Bác sĩ ngay mà không truyền đạt thông tin mình cần làm gì, khám chữa bệnh như thế nào với điều dưỡng phụ trách. Thậm chí một số người mắc các bệnh ý thông thường nhất định đòi Bác sĩ khám còn tỏ ra khinh, coi thường các y sĩ chỉ tốt nghiệp Cao đẳng, trung cấp ra….trong khi các y sĩ cũng có thể thăm khám cho họ.
Đôi khi bệnh nhân không hiểu rằng với các bệnh lý thông thường thì các y sĩ, điều dưỡng viên cũng có thể đảm nhiệm việc thăm khám cho họ. Tuy nhiên thường thì bệnh nhân sẽ không đồng ý nếu bạn không phải là Bác sĩ có trình độ cao, tốt nghiệp đại học Y Dược ra.
Bạn Thu An điều dưỡng tại bệnh viện Y học Cổ truyền Trường Giang theo Học Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược chia sẻ: Người nhà bệnh nhân thường sách nhiễu các Bác sĩ rất nhiều như gây rối, bắt bẻ, thậm chí hành hung. Bác sĩ không những phải đối mặt với các áp lực từ công việc mà còn phải chịu mệt mỏi thêm bởi người nhà gây áp lực.
Bác sĩ được lòng trước mất lòng sau
Có lẽ chẳng nghề nào lại nhiều bức xúc và ấm ức như ngành Y. Mỗi ngày Bác sĩ phải tiếp xúc với đủ mọi loại đối tượng bệnh nhân từ nặng tới nhẹ, đôi khi có trường hợp người bệnh tự chữa ở nhà mãi không khỏi họ mới tìm đến Bác sĩ cầu cứu nhưng bệnh đã nặng rồi. Hầu như người dân Việt Nam ai cũng có tâm lý đó với mong muốn tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh. Để rồi khi đến thăm khám thì một loạt các bệnh tật được phát hiện lúc đó lại đổ tại ông trời.
Giảng viên Khánh Vân phụ trách Tuyển sinh Văn bằng 2 Cao đẳng Dược cho biết: Người bệnh nào cũng phải xếp hàng đúng như quy định mới tới lượt mình nhưng đôi khi có những người cậy quyền thế chen ngang, nhờ cậy để được khám bệnh trước khiến Bác sĩ khó xử. Đôi khi họ muốn làm đúng luật cũng khó họ bị đặt trong trường hợp được lòng trước mất lòng sau, bị mắc kẹt ở giữa để rồi bệnh nhân lên tiếng trách móc chửi rủa.
Dẫu biết tâm lý khám chữa bệnh ai cũng muốn mình được chẩn đoán khám bệnh nhanh nhưng cũng cần có thời gian để Bác sĩ xác định tìm hiểu nguyên nhân. Thậm chí có những ca bệnh khó cần phải có hội đồng Bác sĩ chẩn đoán, thảo luận mới có thể đưa ra các phương pháp điều trị bệnh tốt nhất cũng như bảo vệ tính mạng bệnh nhân tránh khỏi nguy kịch.
Ngành Y vẫn còn nhiều định kiến nhưng đôi khi rất khó để có thể giải quyết các vấn đề mâu thuẫn hiện tại và cần rất nhiều thời gian để tháo gỡ các khúc mắc và cải thiện cả hệ thống ngành Y tốt hơn.
Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn