Đổi mới đào tạo Bác sĩ Y khoa theo mô hình 6+3

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Theo đó, mô hình mới này sẽ được nhà trường áp dụng chương trình mới từ năm 2020, như vậy mô hình đào tạo bác sĩ sẽ theo khung mới là 6 + 3.

Chương trình đào tạo bác sĩ của trường Đại học Y Hà Nội

Chương trình đào tạo Bác sĩ đa khoa hệ chính quy, 6 năm.

–          Chương trình đào tạo Bác sĩ Y học cổ truyền, 6 năm.

–          Chương trình đào tạo Bác sĩ Răng – Hàm – Mặt, 6 năm.

Theo đó những người học bác sĩ hệ chính quy sẽ phải học 6 năm, sau khi tốt nghiệp ra trường một thời gian công tác tại các bệnh viện để lấy kinh nghiệm rồi quay lại trường học tiếp chuyên khoa.

Ngành Bác sĩ sẽ đổi mới đào tạo theo mô hình 6+3
Ngành Bác sĩ sẽ đổi mới đào tạo theo mô hình 6+3

Đổi mới trong việc đào tạo

Theo như quy định mới nhà trường sẽ chuyển mô hình đào tạo cử nhân 6 năm, sau khi hết cử nhân sẽ học luôn 3 tới 4 năm hệ chuyên sâu. Để hành nghề bác sĩ, sinh viên học từ năm thứ 7 sau khi đủ điều kiện sẽ tham gia kỳ thi quốc gia cấp chứng chỉ hành nghề do Bộ Y tế tổ chức.

Theo như Phó Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội GS-TS Nguyễn Hữu Tú cho biết, trường sẽ chuẩn bị cho sinh học những năm đầu tiên của hệ 6 năm, tới năm 2019 – 2020 sẽ bắt đầu áp dụng chương trình mới này cho khóa Y1.

Với chương trình học Đại học 6 năm chỉ là những kiến thức cơ bản, muốn học chuyên sâu cần phải học thêm 3 năm nữa.  Khi đủ các điều kiện có thể tiếp tục tham gia thi cấp chứng chỉ hành nghề bác sĩ. Chính kì thi này sẽ đánh giá năng lực của mỗi người, nếu như học giỏi mà không thể vượt qua kỳ thi, sẽ không được cấp chứng chỉ hành nghề, đây là bước cuối cùng trong công việc học tập để trở thành bác sĩ.

Nâng cao chương trình và chất lượng đào tạo

Tuy có nhiều đổi mới trong hệ đào tạo, tuy nhiên chương trình đào tạo thì chưa thực sự đổi mới theo hướng tích cực. Hiện tại đối với chương trình đào tạo từ 6 – 7 năm bác sĩ ra trường chỉ có thể làm công tác đỡ đẻ, hoặc làm bác sĩ tuyến huyện… như vậy công sức đèn sách rất lãng phí. Tại sao lại có tình trạng này? Nguyên nhân là do chương trình học quá nhiều, giảng viên dạy học muốn bám sát và đuổi kịp chương trình chưa có những liên hệ thực tế và quá trình thực hành khiến chất lượng chưa tốt. Sinh viên trường lại rất thụ động, chỉ học lý thuyết, thực hành và kỹ năng lại kém, chính điều này đang là vấn đề cần được quan tâm.

Hoàng Dung – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới