Dược sĩ tư vấn cách sử dụng dung dịch nước súc miệng

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (3 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Dùng nước súc miệng trở thành thói quen của nhiều người để sát khuẩn và làm sạch vùng miệng tuy nhiên dùng nước súc miệng như thế nào cho an toàn, đúng cách không phải ai cũng biết.

Dược sĩ tư vấn cách sử dụng dung dịch nước súc miệng

Dược sĩ tư vấn cách sử dụng dung dịch nước súc miệng

Chọn nước súc miệng

Dược sĩ Đại học Đặng Nam Anh giảng viên Cao đẳng Dược Pasteur Hà Nội chia sẻ, đa số các dòng nước súc miệng trên thị trường thường có chất sát khuẩn acid boric, kẽm sulfat, menthol, fluor…các hoạt chất này thường được pha chế dưới dạng dung dịch. Khi mua nước súc miệng, bạn cần kiểm tra hàm lượng cồn, cồn có tác dụng làm cho hơi thở thơm tho, nhưng nếu lượng cồn quá lớn thì đó có thể là nguyên nhân khiến cho bạn bị khô khoang miệng.

Dược sĩ Đại học phân tích, nước súc miệng chuẩn có những thành phần hóa học như cetylpyridinium chloride, chlorhexidine, sanguinarine và phenolic,…những hoạt chất này thường có công dụng giảm vi khuẩn trong miệng, giúp hơi thở thơm tho trong vòng 8 giờ. Nước súc miệng chứa thành phần flour, flour giúp cho răng chắc khỏe, loại trừ mảng bám và cũng được xem như chiếc “áo giáp” phòng ngừa chứng bệnh sâu răng. Tuy nhiên, theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, trẻ dưới 3 tuổi không nên chọn nước súc miệng có fluor.

Các dung dịch súc miệng thường dùng

  • Dung dịch betadin: Dung dịch betadin súc miệng chỉ có nồng độ iốt 7%, thấp hơn dung dịch sát khuẩn ngoài da (10% iod) hoặc vệ sinh phụ nữ.
  • Dung dịch givalex: Là một chế phẩm được chỉ định rộng rãi trong viêm họng, viêm quanh răng, có tác dụng sát khuẩn, chống phù nề.
  • Nước muối: Một số người quan niệm nước muối nồng độ càng cao thì sát khuẩn càng tốt. Nồng độ nước muối phù hợp là 0,9% (độ mặn tương đương nước canh). Nên dùng nước muối để vệ sinh răng miệng sau đánh răng buổi tối, buổi sáng.
  • Dung dịch listerin: Thành phần chủ yếu là thymol nồng độ 0,064% và một số hương liệu; có tác dụng sát khuẩn và chống phù nề nhẹ niêm mạc. Dung dịch này được chỉ định súc miệng ngậm trong 30 giây, 2 lần/ngày.
  • Dung dịch T-B: Thành phần chủ yếu là axít boric nồng độ 0,3%, tinh dầu quế, tinh dầu bạc hà, có tác dụng sát khuẩn nhẹ trong vệ sinh răng miệng.

các dòng nước súc miệng trên thị trường thường có chất sát khuẩn acid boric, kẽm sulfat, menthol, fluor...

Các dòng nước súc miệng trên thị trường thường có chất sát khuẩn

Cách dùng hiệu quả

Theo những tin tức Y Dược mới nhất, nước súc miệng giúp diệt được vi khuẩn có hại cho răng tuy nhiên không phải là vô hại và vẫn có thể gây những tác dụng phụ khi sử dụng. Khi sử dụng quá nhiều nước súc miệng cũng có thể dẫn đến việc diệt một số vi khuẩn có lợi, làm thay đổi môi trường cân bằng vùng miệng. Thậm chí có trường hợp còn gây ố răng, hư những mảnh trám răng, rối loạn vị giác, kích ứng miệng, lưỡi… Cũng như kem đánh răng, bạn không nên lạm dụng nước súc miệng, chỉ dùng không quá 2 – 3 lần/ ngày.

Do nước súc miệng chứa lượng cồn cao làm mất nước nên nếu sử dụng quá nhiều lần sẽ gây khô miệng, sử dụng lâu dài Do nước súc miệng chứa lượng cồn cao làm mất nước nên nếu sử dụng quá nhiều lần sẽ gây khô miệng. Với nước có chứa fluor, chỉ dùng 1 lần mỗi ngày.

Chỉ nên coi nước súc miệng là một “vũ khí” hỗ trợ kem đánh răng thay vì sử dụng nó để thay thế kem đánh răng vì chúng cũng giúp hỗ trợ làm sạch răng miệng và các mảng bám trên răng. Sau khi dùng nước súc miệng, bạn không nên ăn hoặc đánh răng sau khoảng nửa giờ. Nên ngậm khoảng 30 giây để nước súc miệng tiêu diệt các loại vi khuẩn trong khoang miệng.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới