Đường tạp là các hợp chất hữu cơ quan trọng trong cơ thể người. Nhóm các đường tạp thường có cấu tạo phức tạp để phù hợp với chức năng của nó. Bài viết dưới đây đề cập đến một số đường tạp thường gặp.
- Một số lưu ý khi nghiên cứu ngành hóa sinh học
- Nên hay không nên tiến hành xét nghiệm lấy máu gót chân ở trẻ sơ sinh?
- Tác dụng cũng như những điều cần biết về Xét nghiệm tinh dịch đồ

Một số đường tạp phổ biến ở người
Glycogen là một đường tạp dự trữ ở động vật được tìm thấy trong gan và cơ, hiện nay còn tìm thấy trong một số thực vật như ngô, nấm. Đường tạp glycogen có cấu tạo phân nhánh nhiều và bị thuỷ phân bởi enzym phosphorylase cho sản phẩm cuối cùng là các phân tử đường đơn glucose.
Bên cạnh đó còn có đường tạp hyaluronic acid có trọng lượng phân tử rất lớn, có thể lên đến nhiều triệu, hyaluronic acid rất phổ biến và là thành phần quan trọng của mô liên kết, được tìm thấy trong dịch khớp xương, trong thủy tinh thể mắt, nó tác dụng như một lớp bảo vệ bên trong tế bào để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn cũng như các chất lạ khác. Ở khớp xương nó làm cho dịch có tính trơn giúp cử động khỏi bị đau. “Hyaluronic acid bị thủy phân bởi enzym hyaluronidase. Hyaluronidase tạo dễ dàng cho tinh trùng đi vào noãn của buồng trứng, mặt khác nó cũng là yếu tố giúp cho các chất khác và vi khuẩn gây bệnh đi vào các mô trong cơ thể”, giảng viên Liên thông Cao đẳng Xét nghiệm Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho hay.
Ngoài ra còn có đường tạp dextran có độ dài và hình dạng giống protein loại albumin, trên thực tế người ta thường dùng nhiệt để thủy phân không hoàn toàn dextran nhằm thay thế protein của huyết tương , dung dịch 10% của nó hoàn toàn trong suốt. Trong công nghệ người ta tổng hợp dextran và được gọi là sephadex để sử dụng trong tách từng phần protein.

Một số đường tạp thường gặp ở thực vật
Tinh bột là polysaccharide dự trữ của thực vật, do quang hợp tạo thành. Trong củ và hạt có từ 40 đến 70% tinh bột, các thành phần khác của cây xanh có ít hơn và chiếm khoảng từ 4 đến 20%. Tinh bột không hòa tan trong nước, đun nóng thì hạt tinh bột phồng lên rất nhanh tạo thành dung dịch keo gọi là hồ tinh bột. Tinh bột có cấu tạo gồm hai phần là amylose và amylopectin, ngoài ra còn có khoảng 2% phospho dưới dạng ester. Tỷ lệ amylopectin/amylose ở các đối tượng khác nhau là không giống nhau, tỷ lệ này ở gạo nếp là lớn hơn gạo tẻ.
Cellulose là thành phần chủ yếu của vách tế bào thực vật. Đối với người thì cellulose không có giá trị dinh dưỡng vì cellulose không bị thủy phân trong ống tiêu hóa. Một số nghiên cứu cho thấy nó có vai trò trong điều hòa tiêu hoá. Cellulose có dạng hình sợi dài, nhiều sợi kết hợp song song với nhau thành chùm nhờ các liên kết hydro, mỗi chùm chứa khoảng 60 phân tử cellulose.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn