Đặc thù công việc nghề Y phải vất vả từ khi ngồi ghế nhà trường cho tới khi ra trường đi làm. Vậy nên, nếu muốn theo đuổi và trưởng thành trong nghề thì hơn ai hết, gái ngành Y phải là người có tính cách”nam tính” nhất. Họ không được phép ủy mị mà phải mạnh mẽ như đàn ông mới vượt qua được sự vất vả đầy thị phi của ngành Y.
- Gái ngành Y sinh ra để NHẪN và NHỤC?
- Nhìn ngón tay út đoán tài vận dân nghề Y cực chuẩn
- Con giáp nào phù hợp với ngành Y tế?
Tại sao gái ngành Y lại phải “nam tính”?
Từ “nam tính” ở đây không còn là nghĩa bóng theo suy nghĩ của nhiều người. Mà người ta dùng ở đây với nghĩa đen bản chất nhất.
Nam tính là tính từ để chỉ về một người phải gánh vác, mạnh mẽ, bản lĩnh, sẵn sàng xông pha khi có chuyện gì xảy ra. Và với người con gái, “sự nam tính” ấy sẽ là chỗ dựa tinh thần vững chãi để dựa vào những lúc yếu lòng.
Nhưng tất cả những điều đó đều có ở một cô gái ngành Y. Từ lúc học cho đến khi ra trường, dấn thân vào công việc trong ngành Y tế, những cô gái ấy đã không còn “nữ tính” được nữa. Vì cứ đỏng đảnh, cứ sợ hãi mọi thứ thì họ chẳng đủ sức để theo đuổi từng ấy năm trong các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp...về Y Dược rồi ở các bệnh viện, trung tâm y tế, phòng khám…
Gái ngành Y xinh đẹp nhưng lại rất nam tính
Tất cả những sinh viên ngành Y chẳng có ngày nghỉ lễ, Tết, hè…các môn học cứ dày lên liên tục. Và chỉ cần nghỉ một hôm thì kiến thức đã có một lỗ hổng khá lớn, và khi thi môn đó nắm chắc kết quả trượt đến 90%. Và trượt thì về địa phương, là mất học bổng, là mất công toi miệt mài cả kỳ.
Cô bạn tôi, học Đại học Y, nhà hai đứa gần nhau, tôi cứ 1 tháng về 1 lần, rảnh thì vài lần. Còn cô ấy thì hẳn nhiên cả năm đi biền biệt. Nhà có mỗi cô con gái đi học xa, bố mẹ cô bạn cứ thấy tôi về thì lại chạy sang rối rít hỏi thăm “cái Lan có về không cháu, sao cháu về mà nó chưa thấy nhỉ?”. Tôi thấy ánh mắt của bác ấy long lanh, ngấn nước. Người mẹ tần tảo với ruộng đồng nuôi con gái học bác sỹ đa khoa tận 6, 7 năm mà ít khi thấy con gái về nhà được.
Chỉ biết là chương trình nặng lắm. Con học hết lý thuyết đến thực hành, rồi lâm sàng, giải phẫu…rồi giảng đường rồi thư viện….chỉ biết gọi điện hỏi thăm hoặc lâu lâu nhớ quá lên Hà Nội thăm con gái. Hiếm lắm, con gái về nhà lần nào thì lại thấy gương mặt già đi một chút.
Nghề Y là thế, học Y là vậy, nếu nhớ nhà, nếu sụt sùi, nếu yếu đuối như con gái “trường người ta” thì sao mà học nổi, sao mà có những nữ bác sỹ giỏi chứ! Tôi phục con bạn tôi vì nó dám chọn con đường chông gai, con đường Y Dược học hành vất vả nhưng đầy tính nhân văn.
Tính cách mạnh mẽ, độc lập và bản lĩnh như nó mà không làm ngành Y thì phí quá.
Phải mạnh mẽ vì đã chót yêu cái nghiệp Y
Bất kỳ cô gái ngành Y nào cũng cần nam tính nhất. Phải mạnh mẽ, quyết đoán, phải nhanh nhạy, bản lĩnh, không được sợ máu thì mới có thể đương đầu với những ca cấp cứu đầy máu giữa đêm khuya, phải không được “sợ ma” thì mới trực lại bệnh viện giữa tiếng khóc ai oán của người nhà bệnh nhân nào đó mới tử vong.
Gái ngành Y không thể không mạnh mẽ
Chót yêu nghề thầy thuốc, chót dấn thân thì phải hi sinh, phải cống hiến nhiều lắm. Và ở đó, chúng ta thấy một cô gái nhỏ nhắn nhưng bên trong là một anh hùng.
Là gái ngành Y sẽ chẳng còn những nỗi sợ bẩm sinh của phận nữ nhi nữa. Đó là sợ Ế, sợ già, sợ xấu, sợ cân nặng kém chuẩn, sợ xa nhà…
Cứ đi học ở trường rồi đi làm ở bệnh viện thì sao mà sợ Ế được. Cứ ngày ngày vùi đầu vào công việc yêu thích thì sao gái ngành Y sợ già được nhỉ. Và cứ thức đêm trực lại bệnh viện thì sợ gì ma, sợ gì xấu nữa. Họ chỉ sợ bệnh nhân tử vong, sợ bệnh tình của họ không thuyên giảm, sợ người nhà bệnh nhân không tuân theo phác đồ điều trị của mình …
Tất cả những điều đó đã làm cho gái ngành Y trở thành nam tính theo đúng nghĩa của nó.
Trang Minh – Ytevietnam.edu.vn