Gái ngành Y chỉ cần một người đàn ông biết cảm thông

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

 

Chị là cô Điều dưỡng viên giỏi, tốt nghiệp thủ khoa Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur danh tiếng nhưng chị không chọn hướng đi “xuất ngoại”, nghiên cứu học tập tại nước ngoài mà an phận về làm tại một bệnh viện lớn tại Hà Nội và cùng anh xây dựng gia đình. Sự hi sinh lớn lao là là thế, vậy sao chẳng một lần anh biết cảm thông, biết chia sẻ.

                 Gái ngành Y, họ cũng có quyền bình đẳng

Gái ngành Y, họ cũng có quyền bình đẳng

Gái ngành Y, họ cũng có quyền bình đẳng

Thời nay, cuộc sống hiện đại cho phụ nữ và nam giới có quyền bình đẳng như nhau, dù là trong việc đi làm kiếm tiền hay những việc quán xuyến gia đình. Nhưng với gia đình nhà chồng chị, chỉ đi làm thôi không đủ mà còn phải một mình lo toan công việc gia đình, phải biết nấu ăn và cỗ rạp một cách hoàn hảo. Thử hỏi: nếu việc nấu ăn được coi là thước đo phẩm hạnh của người con gái thì việc gì với nam giới, đàn ông trong gia đình là chuẩn chỉ?

Là một Điều dưỡng giỏi có tiếng lại tốt nghiệp thủ khoa Cao đẳng Y Dược của Trường  Cao đẳng Y Dược Pasteur danh tiếng, áp lực công việc tại viện cũng không hề nhỏ, vậy mà đến giờ nghỉ về nhà chị lại phải “lao đầu”, quán xuyến các công việc lớn nhỏ. Thế nhưng điều duy nhất chị muốn ở anh chỉ là sự cảm thông, sự đồng lòng mà anh không làm được. Anh nghe mẹ, nghe những con người gia trưởng, ích kỷ giống anh bắt chị phải có đúng trách nhiệm một người “làm dâu”. Vậy cô gái ngành y đáng thương ấy lấy chồng để làm gì vậy? để làm osin hay phải đi lấy lòng người khác, hay gái ngành y lấy chồng phải mọc thêm tay, thêm chân hay phân thân ra đê làm hết bổn phận, làm tròn trách nhiệm? Nhiều lần anh đánh và bắt chị bỏ công việc mà anh cho là bạc bẽo, tối ngày ở viện, chăm lo “người ngoài” mà bỏ mặc người nhà nhưng khi hỏi đến anh có đủ cam đảm để nuôi chị và các con không thì anh không trả lời, vậy sự công bằng cho một người vợ làm ngành y ở đâu? Thử hỏi cô Điều dưỡng đáng thương ấy phải chịu thêm bao nhiêu trận đòn, gánh vác bao nhiêu công việc nữa mới có một chút tình thương từ chồng?

Gái ngành Y học cũng chỉ cần một người đàn ông biết cảm thông và yêu cái nghề họ chọn

Gái ngành Y học cũng chỉ cần một người đàn ông biết cảm thông và yêu cái nghề họ chọn

Gái ngành Y học cũng chỉ cần một người đàn ông biết cảm thông và yêu cái nghề họ chọn

Trải lòng trên trang blog tâm sự nghề y, chị thấy những mảnh đời y nghiệp đang đè nặng trên vai những người đồng nghiệp và chính bản thân chị. Đáng nhẽ người yêu chị cũng phải yêu cả cái khó khăn, cùng cực của nghề chị chọn, nếu không khó lường được hạnh phúc. Cũng đúng thôi, ai mà có thể để vợ mình sống tối, ngày với công việc nhưng vì lòng yêu nghề, vì sức khỏe của toàn xã hội lên họ cứ muốn cống hiến, hi sinh cả thanh xuân, tuổi trẻ và gia đình.  Câu chuyện càng đau lòng hơn khi chị bị đem so sánh với những cô vợ cùng cơ quan của anh, những cô gái công sở ấy, sớm ngày đi làm son phấn váy vóc điệu đà thì chị lúc nào cũng chỉ khoác trên mình một màu áo trắng, sặc mùi thuốc, “mùi y tế”, “mùi bệnh viện” rồi bị người ta dè bỉu. Những lúc như thế, anh lại về nhà và hằn học bắt chị bỏ việc, nhiều lúc chị tuyệt vọng, một bên là ước mơ, một bên là tình nghĩa chị ko biết làm sao cho cân xứng.

           Sau tất cả, cô gái ngành Y ấy chỉ muốn có một người chồng là Nhà

Sau tất cả, cô gái ngành Y ấy chỉ muốn có một người chồng là Nhà

Sau tất cả, cô gái ngành y ấy cũng chỉ muốn có một người chồng là Nhà, là nơi cô muốn trở về sau một ngày làm việc mệt mỏi. Được cùng nhau nấu cơm, dạy con và chăm sóc gia đình. Ước mơ nhỏ nhoi ấy của chị sao lại quá xa vời. Thật thiệt thòi cho những mảnh đời cống hiến vì xã hội như thế, họ cũng xứng đáng được yêu thương, họ cũng xứng đáng được trân trọng nhưng họ không phải là thứ gì đó có thể mang ra so sánh. Ngành Y sẽ không giống bất kỳ một ngành nghề nào, cũng chẳng có nghề nào có thể so sánh với nghề trồng người và cứu người cả. Vì thế, đừng bao giờ mang những mác “công sở” hay “doanh nhân” để so sánh đức hi sinh với những người làm nghề y nữa. Bất kì một ngành nghề nào cũng có một đặc thù riêng…

 Ước mơ nhỏ nhoi của một cô Điều dưỡng có học thức nhỏ nhoi đến như vậy mà sao quá khó để thực hiện, cô ấy chỉ cần một người đàn ông biết cảm thông và yêu nghề Y, biết san sẻ, biết đồng hành chứ không phải để dựa dẫm, dè bỉu. Vì vậy, nếu may mắn có một người vợ làm y hãy bao dung, trân trọng và yêu cái nghề họ chọn vì họ không làm vì tiền, vì mục đích cá nhân mà chính vì gia đình, vì người chồng và toàn xã hội.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới