Trang tin tức y tế mới nhất cũng đã thông tin về số lượng bệnh nhân đang mang vi khuẩn lao tại Việt Nam đang ngày càng gia tăng. Theo đó, tin y học cũng đã thông tin tới dư luận cả nước.
- Thiếu vitamin K khiến nhiều trẻ nhỏ nhập viện vì xuất huyết não
- Chuyên gia giải thích lý do có nên dùng chỉ nha khoa hay không?
- Người đàn ông tiểu đường bị loét 2 bàn chân vì 6 năm uống mật ong giả
Giám đốc BV Phổi TW cho biết khoảng 44% người Việt đang mang vi khuẩn lao
Hiện nay có khoảng hơn 40% người Việt đang mang vi khuẩn lao
PGS Nhung cho biết mình thường vi khuẩn lao có thể trú ngụ tại các tổ chức ẩn sâu (hang, hốc) trong cơ thể và không phát tác thành bệnh. Khi cơ thể suy yếu có nghĩa là hệ miễn dịch suy giảm, bệnh sẽ phát tác ra bên ngoài. Nguồn lây bệnh lao còn đến từ bên ngoài khi thường xuyên tiếp xúc với người bị bệnh lao, nguy cơ mắc bệnh tăng lên gấp 2,5 lần.
Một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh lao cao như người bị mắc các bệnh mãn tính đái tháo đường, gút, bệnh chuyển hóa, viêm khớp dạng thấp, người dùng thuốc ức chế miễn dịch kéo dài, bệnh nhân HIV, hoặc người sống môi trường chật hẹp, dinh dưỡng kém…
Ông Nhung cho biết, hiện nay, Việt Nam đủ các trang thiết bị để điều trị bệnh lao từ rất sớm. Tuy nhiên, số lượng người chết vì bệnh lao của Việt Nam vẫn cao bởi nguyên nhân không có đầy đủ thông tin đúng và đầy đủ về bệnh. Mặt khác, nhiều bệnh nhân người còn mang tư tưởng mặc cảm với bệnh nên tự từ chối không khám và điều trị. “Nguy hiểm nhất là trong khoảng thời gian từ khi phát bệnh tới tử vong, người bệnh có nguy cơ lây bệnh cho rất nhiều người khác trong cộng đồng”, ông Nhung khuyến cáo.
Chuyên gia khuyến cáo nên kiểm tra lao nếu có dấu hiệu nào?
PGS. Nguyễn Viết Nhung cũng cho biết thêm bệnh lao chưa có vaccine phòng bệnh. Hiện chỉ có loại vaccine phòng một số bệnh lao nặng như lao não, lao kê (ở trẻ em).
Chuyên gia khuyến cáo nên kiểm tra lao nếu có dấu hiệu nào?
Theo khuyến cáo của PGS Nhung, nếu có dấu hiệu ho nhiều, kéo dài kèm theo sốt cần phải đi khám sớm. Bệnh nhân chỉ cần chụp phim Xquang phổi, xét nghiệm đờm loại trừ bệnh lao. Một số trường hợp như ho dùng kháng sinh không dứt, ho có máu, đối tượng ngoài 40 tuổi thì yếu tố nguy cơ mắc bệnh lao càng cao.
Mới đây, tại Hội nghị cấp Bộ trưởng toàn cầu lần thứ nhất về Phòng chống Lao, tại Maxcova, Liên Bang Nga từ 16 -17/11/2017,Việt Nam đã cùng thông qua Tuyên bố chung Matxcova về chấm dứt bệnh lao thể hiện cam kết mạnh mẽ của toàn cầu về việc chấm dứt bệnh lao vào năm 2030.
Thông tin trên cũng đã nhận được sự quan tâm của nhiều bạn sinh viên đang theo học tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur.
Nguồn theo Báo Infonet