Hồi sức cấp cứu được coi là khoa vất vả nhất trong hệ thống bệnh viện, người thầy thuốc không chỉ có chuyên môn, kinh nghiệm, còn đòi hỏi nhiều kĩ năng mềm hơn hẳn so với bệnh lý đơn thuần.
- Xã hội đang đòi hỏi ngành Y phải hoàn hảo tuyệt đối
- Tình yêu và sự nghiệp của một bác sĩ, bên nào nặng hơn?
- Cần thay đổi cái nhìn mới về Điều dưỡng viên
Để trở thành một bác sĩ cấp cứu cần những gì?
Đối với một bác sĩ cấp cứu đòi hòi phải có sự kết hợp của nhiều yếu tố. Trong công việc họ luôn phải giữ vững tinh thần, nhạy bén hoạt bát, khéo léo giao tiếp ứng xử với người bệnh, với những người đồng nghiệp xung quanh. Không những vậy những kĩ năng liên quan đến các thủ thuật, kỹ thuật cấp cứu cũng cần nắm rõ, thậm chí đòi hỏi bác sĩ phải có sự khéo léo tỉ mỉ, thận trọng hơn bao giờ hết khi đưa từng đường kim, mũi kéo…. điều trị cho bệnh nhân.
Hành nghề bác sĩ có quá nhiều rủi ro
Phụ trách công tác giảng dạy tại trường Cao đẳng Y Dược Pasteur bác sĩ Nam Anh chia sẻ: Đối với bác sĩ cấp cứu đòi hỏi họ phải có sự nhạy bén nhanh chóng, chính xác bởi bệnh nhân khi được đưa vào cấp cứu có rất nhiều biểu hiện tình trạng phức tạp. Thậm chí sức ép tư người nhà bệnh nhân khiến bác sĩ phải giải thích, khám xét đưa ra kết luận chính xác nhanh chóng để cứu chữa cho bệnh nhân.
Khác xa so với các chuyên ngành khác, cấp cứu cần có sự khẩn trương, nhanh chóng đảm bảo chính xác tuyệt đối hạn chế thấp nhất các sự cố rủi ro ảnh hưởng đến tính mạng. Không những vậy bác sĩ cần đưa ra chẩn đoán sớm, định hướng chính xác để không gây ra hậu quả nghiêm trọng. Bởi vì tính mạng sống còn của bệnh nhân được quyết định chỉ trong một vài giây nên rất cần những người bác sĩ tài giỏi, tâm huyết với nghề sao cho có thể đem lại những điều tốt đẹp nhất cho người bệnh.
Nghề bác sĩ có quá nhiều rủi ro
Đối với các ngành nghề khác rủi ro có thể không gây thiệt hại nhiều về tính mạng con người nhưng trong ngành Y xảy ra rủi ro có thể khiến bác sĩ “gãy” cả cuộc đời. bên cạnh đó người bác sĩ cấp cứu còn chịu bao ám ảnh kinh hoàng của các vụ tai nạn thảm khốc có thể khiến họ sa sút tinh thần bởi thực tế khốc liệt. Ngày ngày họ vẫn phải đối diện chiến đấu giành giật mạng sống của bệnh nhân với “tử thần”. Nếu không có tinh thần “thép” gan dạ, kiên cường thử hỏi có mấy ai dám hành nghề bác sĩ, Chính vì vậy đa phần các bác sĩ cấp cứu nam giới chứ không phải nữ giới, bởi cuộc sống của họ sẽ bị ám ảnh nhiều hơn.
Điều dưỡng viên Thu Hà công tác tại khoa hồi sức cấp cứu của bệnh viện Bạch Mai hiện đang theo học Đào tạo văn bằng 2 Cao đẳng Dược chia sẻ: Theo nghề Y phải chấp nhận cuộc sống bị ảnh hưởng nhiều bởi có những ca bệnh nặng do tai nạn giao thông, tai nạn nghề nghiệp… khiến các y, bác sĩ đều bị ám ảnh. Không những vậy trong ngành y còn phải chịu nhiều rủi ro nếu đưa ra chẩn đoán nhầm có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của bệnh nhân. Lúc đó bác sĩ đưa ra y lệnh sẽ là những người bị truy cứu trách nhiệm đầu tiên, không những phải hứng chịu từ búa rìu dư luận sự cắn dứt lương tâm mãi không thôi.
Ngành Y có quá nhiều những rủi ro, thậm chí ngay cả khi thăm khám chẩn đoán điều trị cho bệnh nhân cũng gặp áp lực nặng nề khi cái “án tử” lúc nào cũng treo lơ lửng trên đầu như sự cố y khoa xảy ra đối với “bác sĩ Hoàng Công Lương”. Trong quá trình cấp cứu cho bệnh nhân khó tránh khỏi những rủi ro nhưng nếu vì sợ hãi xảy ra sự cố mà bác sĩ không cấp cứu cho bệnh nhân họ cũng không tránh khỏi sự trừng phạt của toàn án lương tâm, cả đời sống trong những ân hận day dứt khôn nguôi.
Bác sĩ Hiền Lương đảm nhiệm phụ trách giảng dạy Chuyển đổi Cao đẳng Y Dược Hà Nội chia sẻ: Trong cấp cứu y khoa luôn có những mặt trái ngược nhau, đôi khi bác sĩ cần đưa ra những quyết định nhanh chính xác chỉ trong vài giây phút ngắn ngủi. Nếu ai cũng lo sợ rủi ro, ai cũng cân nhắc quyền lợi bản thân mình trước hết thì sao có thể giữ lại mạng sống cho bệnh nhân.
Để trở thành một bác sĩ đã khó để hành nghề bác sĩ còn khó khăn hơn bởi nếu không có năng lực, không có tâm đức sẽ không thể nào trụ nổi với nghề. Ngành Y càng hiện đại lại càng chứa nhiều rủi ro, hãy nhìn nhận bác sĩ một công tâm hơn để họ vững tâm sống trọn với nghề.
Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn