Nhiều người chỉ quan tâm đến những danh vọng của nghề Bác sĩ trong tương lai mà không màng đến quá trình học tập vất vả để rồi thất vọng với nghề.
- 3 chòm sao nữ ngành Y đàn ông đừng dại đùa giỡn tình cảm với họ
- Bác sĩ nên thận trọng khi sử dụng mạng xã hội
- 3 con giáp nữ ngành Y yêu đậm sâu nhưng dứt tình ngay tức khắc
Làm Bác sĩ có sướng không?
Thực tế để học thành nghề những người Bác sĩ phải trải qua quãng thời gian dài học tập, nghiên cứu, thực hành, trực đêm ở các bệnh viên để trau dồi kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp. Một sinh viên Y khoa mất 6 năm học chỉ để lấy bằng rồi lại thi Bác sĩ nội trú hầu như 24/24 giờ ở bệnh viện. Với Bác sĩ 1-2 ngày không được ngủ là chuyện thường thậm chí dù dở dang giấc ngủ, miếng cơm nuốt nghẹn cũng phải chạy đi cấp cứu bệnh nhân.
Hành nghề Bác sĩ không thể tùy hứng
Bác sĩ Hiền Lương giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược buổi tối chia sẻ: Để trở thành một Bác sĩ thực thụ có thể chữa bệnh cho con người phải học chuyên khoa I, II rồi thực hành, học lên cao học vài năm mới đủ khả năng chữa bệnh. Không chỉ vây ngày ngày phải đối mặt với những bệnh nhân khó tính, cau có bực dọc vì nỗi đau của mình vẫn phải niềm nở, tươi cười hoặc chịu đựng những lời khó nghe của họ. Trong khi khối lượng công việc hàng ngày ngập đầu, bệnh nhân đến khám ngày càng tăng cao chứ không hề giảm đi, đến cuối ngày chỉ còn đủ sức lết xác về nhà.
Bởi vậy nếu có ai hỏi theo nghề Y có sướng không đương nhiên câu trả lời sẽ là không? Theo ngành Y không thể hời hợt tùy hứng, chỉ dành cho những ai thực sự yêu nghề mới có thể gắn bó dài lâu.
Bác sĩ giỏi phải biết truyền nghề
Một người Bác sĩ giỏi không chỉ có tài mà còn có tâm, có đức với ngành nghề của mình. Người thầy thuốc không chỉ có nhiệm vụ chữa bệnh cứu người còn biết truyền nghề cho các thế hệ sau. Bác sĩ giỏi không tự phụ vì những gì mình có được họ cũng cần chia sẻ giúp đỡ, động viên các lớp Bác sĩ trẻ có hướng đi đúng đắn, truyền đạt những kinh nghiệm chữa bệnh và thấy hiểu những mong muốn tâm lý của bệnh nhân.
Nghề Bác sĩ vốn được cả xã hội vinh danh tôn trọng bởi những gì các cán bộ nhân viên y tế đã và đang cống hiến cho nghề.
Nữ điều dưỡng viên Hồng Vân học Cao đẳng Dược văn bằng 2 học cuối tuần chia sẻ: Ngành Y cũng khó tránh khỏi những sự việc khiến dư luận phẫn nộ, thiết nghĩ ngành Y vốn đầy những rủi ro trong cuộc đời của mình người thầy thuốc sẽ có những va chạm rắc rối xảy ra. Bởi vậy việc các lớp người đi trước truyền lại kinh nghiệm của mình cho giới trẻ sẽ giúp giảm thiểu các biến cố Y khoa. Bên cạnh đó các Bác sĩ trẻ cũng có cơ hội tiếp xúc với nền y học hiện đại, các phương pháp, công nghệ chữa bệnh mới trên thế giới sẽ giúp nâng cao hiệu quả chữa bệnh cho người dân.
Một khi đã xác định đi theo ngành Y các bạn sinh viên cần có đam mê lòng yêu nghề đây là yếu tố quan trọng quyết định bạn có theo được nghề hay không. Ngành Y là một ngành khoa học cần có sự chính xác cao nên không thể làm việc tùy hứng, theo cảm xúc hoặc chữa bệnh một cách qua loa đại khái. Không thể nói rằng hôm nay tâm trạng không vui Bác sĩ sẽ nghỉ ở nhà bởi vì có rất nhiều bệnh nhân đang xếp hàng chờ đợi.
Bạn Tuấn Hùng sinh viên năm thứ 3 Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ quan điểm: Làm Bác sĩ đồng nghĩa với việc từ bỏ những quyền lợi cá nhân để phục vụ cho bệnh nhân trước vì bao sinh mạng con người nằm trong tay Bác sĩ. Bởi vậy để trở thành một người thầy thuốc giỏi cần rèn luyện tâm đức, tài năng của mình qua bao năm tháng, chịu bao vất vả để có thể cứu chữa bệnh cho cộng đồng xã hội. Vậy nên mỗi sinh viên cần có sự cân nhắc kĩ càng, đưa ra quyết định đúng đắn trước khi đến với nghề Y mới có thể gắn bó lâu dài và thành công trong nghề.
Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn