Hướng dẫn cách xử lý khi gặp tai nạn giao thông

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Tai nạn giao thông ở Việt Nam rất phổ biến nên việc trang bị cho mình kiến thức về cách xử lý khi gặp tai nạn giao thông sẽ giúp bạn và người khác khi cần thiết.

Hướng dẫn cách xử lý khi gặp tai nạn giao thông
Hướng dẫn cách xử lý khi gặp tai nạn giao thông

Sơ cứu nạn nhân tai nạn giao thông đúng cách trong thời gian chờ đợi cán bộ y tế chiếm tỷ lệ cứu sống cao. Tuy nhiên sẽ thật nguy hiểm nếu bạn xử lý theo cảm tính, không có chuyên môn để thấy việc tầm quan trọng của việc xử lý khi gặp tai nạn giao thông. Nếu bạn chưa nắm bắt được những thông tin này thì những chia sẻ kinh nghiệm của bác sĩ Trần Tú – Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tại Tin tức Y tế Việt Nam sau đây sẽ thật sự ý nghĩa.

Nguyên tắc thứ nhất: Bình tĩnh kiểm tra tình trạng nạn nhân

Phải tự kiểm tra mình: Đây là điều quan trọng hàng đầu nếu như bạn cũng là nạn nhân của tai nạn, bạn phải đủ sức khỏe thì mới có thể giúp đỡ được người khác. Bạn tự kiểm tra bằng cách xem mình có chóng mặt không?  Xem tay chân có cử động được không? Có đau ở đâu không? Đứng dậy đi lại được không?… Nếu như bạn ổn thì hãy nhanh chóng giúp đỡ những người xung quanh.

Kiểm tra thương tích cho người khác: Thứ tự ưu tiên giúp đỡ có thể là người thân của mình, người bị nạn gần mình hay những người bị nặng nhất. Những người bất tỉnh thường nặng, họ cần được kiểm tra tuần hoàn hô hấp bằng cách xem nạn nhân có thở không? Mạch có đập không? Với những người tỉnh táo cần kiểm tra có chảy máu, gãy xương, tổn thương ở đâu không? Luôn đặt ra nghi ngờ nạn nhân có chấn thương cột sống hay không?

Nguyên tắc thứ 2: Yêu cầu hỗ trợ

Hô hoán những người xung quanh cùng giúp đỡ nạn nhân, có thêm người sẽ tiết kiệm thời gian gọi cấp cứu, tìm dụng cụ sơ cứu, tìm phương tiện vận chuyển. Gọi cấp cứu 115 để được điều xe cứu thương tới hỗ trợ sơ cứu, vận chuyển nạn nhân  và được hướng dẫn cách sơ cứu nếu như bạn không biết cách sơ cứu. Nên nhớ mô tả những thông tin quan trọng tai nạn gì? Ở đâu? Tình trạng nạn nhân mà bạn đã đánh giá ở trên, việc bạn đánh giá đúng tình trạng sẽ giúp bạn nhận được hướng dẫn tốt nhất.

Nguyên tắc 3: Sơ cứu nạn nhân dựa vào thực tế

Với nạn nhân có ngừng tuần hoàn, hô cấp cần tiến hành hồi sinh tim phổi (CPR) theo phác đồ CAB, trong đó:

  • C – Compressions: Ép tim đúng thao tác với tần số đạt 100 – 120 lần/ phút
  • A – Airway: Khai thông đường thở bằng cách lấy dị vật ở miệng, hầu, họng nếu có
  • B – Breathing: Hô hấp nhân tạo miệng – miệng hoặc miệng mũi đúng thao tác.

Với  nạn nhân có nôn hoặc máu chảy ra từ miệng mũi cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng sang một bên, hoặc hơi nghiêng mặt nếu có nghi ngờ chấn thương cột sống cổ. Điều này giúp nạn nhân không bị sặc vào phổi.

Các cách xử lý tai nạn giao thông chuẩn bác sĩ
Các cách xử lý tai nạn giao thông chuẩn bác sĩ

Theo cử nhân Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đang làm việc tại bệnh viện tỉnh: Nạn nhân có vết thương chảy máu, cầm máu cần được thực hiện ngay bằng cách ấn động mạch trên vết thương, ép 2 miệng vết thương, quấn băng ép lên vùng chảy máu ( dùng băng cuộn hoặc khăn vải sạch có sẵn), garo cầm máu nếu vết thương đứt động mạch chảy rất nhiều máu.

Nạn nhân có gãy xương cần bất động vị trí gãy bằng nẹp để hạn chế gãy thêm, tổn thương các tổ chức xung quanh trong quá trình di chuyển và sẽ giúp giảm đau cho BN. Nẹp là mảnh gỗ, mảnh kim loại, nhựa cứng hoặc có thể dùng nẹp tự thân ( Cố định chi gãy vào chi lành, tay gãy vào thân mình)

Luôn nghi ngờ nạn nhân có tổn thương cột sống cổ: Các dấu hiệu nghi ngờ như là nạn nhân hôn mê, cổ ở tư thế bất thường, nạn nhân tỉnh nhưng cảm giác các chi bị giảm… Khi vận chuyển nạn nhân chấn thương cột sống cổ phải hết sức cẩn trọng di chuyển bằng ván cứng, bất động cổ thật tốt nếu không sẽ gây hại cho nạn nhân.

Nạn nhân tai nạn giao thông sẽ thường bị sốc do đau, do mất máu hoặc do hoảng loạn, nên sẽ thấy lạnh giữ ấm cho nạn nhân là rất quan trọng.

Không nên cho nạn nhân ăn uống gì đối với nạn nhân mê man vì nguy cơ sặc phổi, hoặc với nạn nhân chấn thương cần phẫu thuật ăn uống sẽ gia tăng tai biến trong phẫu thuật, gây mê.

Nguyên tắc 4: Vận chuyển đúng

Sau khi sơ cứu nạn nhân có thể cần đưa tới bệnh viện để điều trị các bước tiếp theo thì tùy thuộc vào từng trường  hợp mà lựa chọn phương tiện vận chuyển, nơi đến phù hợp. Nên vận chuyển nạn nhân bằng cáng cứng, giữ cho cổ, lưng, đầu bệnh nhân thẳng bằng chèn chăn, quần áo… Nạn nhân chỉ có tổn thương tay chân có thể vận chuyển tư thế ngồi, giữ cho chi gãy được bất động, vết thương được cầm máu. Luôn đảm bảo nạn nhân còn thở, tim còn đập, nếu ngừng cần phải hồi sinh tim phổi ngay trên phương tiện vận chuyển.

Việc sơ cứu, xử lý khi gặp tai nạn giao thông đúng cách sẽ giúp bạn, giúp người tránh được những biến chứng nguy hiểm. Do đó hãy trang bị kiến thức khi có thể, bởi một lúc nào đó chúng sẽ thật sự hữu ích đối với bạn.

Nguồn: ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới