Trẻ nhỏ thường là đối tượng dễ mắc bệnh cúm A vào thời điểm mùa đông, để sức khỏe con được đảm bảo và bệnh không lây lan, cha mẹ cần có những cách chăm sóc riêng.
- Bác sĩ tư vấn: Khi nào nên sử dụng thuốc Tamiflu?
- Ô nhiễm không khí bụi mịn: người dân nên làm gì để bảo vệ sức khỏe?
- Sỏi mật có nguy hiểm không?
Bệnh cúm A có nguy hiểm không?
Tìm hiểu về bệnh cúm A ở trẻ nhỏ
Không giống như những căn bệnh cảm cúm thông thường, cúm A vốn tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng trẻ nhỏ. Điều đầu tiên khi phát hiện con bị cúm, cha mẹ cần đưa con tới bệnh viện để được các bác sĩ, thầy thuốc tư vấn về tình trạng bệnh cũng như nên sử dụng thuốc sao cho hợp lý với tình trạng sức khỏe của con.
Thông thường khi bị cúm A nếu trẻ được điều trị sớm, chăm sóc trẻ đúng cách thì bệnh sẽ hết trong vòng hai tuần, đôi lúc sẽ kéo dài đến 4 tuần. Còn với trường hợp không phát hiện và chăm sóc đúng bệnh sẽ dễ chuyển biến sang thành bệnh viêm phổi và có nguy cơ làm lây lan bệnh sang các thành viên khác trong gia đình vô cùng cao.
Những vấn đề cha mẹ cần lưu ý khi chăm sóc con bị cúm A
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị cúm A
Theo chia sẻ của giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y dược Pasteur thì cúm A là một căn bệnh thường gặp ở những trẻ trong độ tuổi 2- 10 tuổi, bệnh thường phát triển trong thời điểm mùa đông ở miền Bắc. Vì thế khi con bị cúm, cha mẹ cần chăm sóc con theo quy định sau đây để sức khỏe nhanh chóng được hồi phục.
- Cách ly trẻ ít nhất 5 ngày
Khi trong gia đình có trẻ bị mắc cúm A thì cần cách ly trẻ khỏi các thành viên khác ít nhất 5 ngày. Bệnh cúm A có khả năng lây nhiễm cao, do đó khi trẻ mắc bệnh thì cần cách ly để tránh bệnh lây nhiễm đến mọi người xung quanh, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch kém hay nhà có nhiều trẻ nhỏ.
- Đeo khẩu trang cho người bệnh
Cúm A được nhận định là lây qua đường hô hấp, vì thế với người bệnh và người không mắc bệnh cần phải đeo khẩu trang, đặc biệt những loại khẩu trang đạt chuẩn Y tế. Bên cạnh đó khi hắt hơi, ho, sổ mũi cần chú ý vì chúng là con đường lây bệnh rất nhanh.
- Có chế độ nghỉ ngơi cho trẻ
Các bác sĩ chuyên khoa cũng đưa ra khuyến cáo nên để người bệnh nghỉ ngơi, thư giãn thật nhiều để cải thiện sức khỏe. Nơi nghỉ ngơi cần thoáng mát, sạch sẽ, thoáng khí, tránh gió để khỏi bị nhiễm lạnh.
- Dùng khăn giấy lau sạch chất tiết hô hấp
Trẻ nhỏ khi mắc cúm A thường có hiện tượng tiết chất nhầy ở miệng và mũi. Khi trẻ có chất tiết ở đường hô hấp thì bố mẹ cần dùng khăn giấy để lau sạch chất tiết, tránh vi khuẩn có trong chất nhầy lây lan, khiến bệnh trở nặng hơn.
- Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát
Một lưu ý khi chăm sóc trẻ bị cúm A là cho bé mặc áo quần thật thoáng mát, có thể xông hơi cho trẻ bằng các loại lá thơm để giải cảm, thông mũi, cơ thể bé toát mồ hôi độc. Bên cạnh đó, việc xông hơi và cho bé mặc đồ thoáng mát còn giúp cơ thể bé thoải mái, cơ thể được thư giãn, bệnh cũng nhanh chóng khỏi hơn.
- Nên nhỏ mũi cho trẻ bằng thuốc sát khuẩn
Hằng ngày, bố mẹ cần vệ sinh mũi cho bé mắc bệnh cúm A bằng dung dịch thuốc sát khuẩn và uống nước ép tỏi pha nước ấm. Phương pháp này giúp trẻ giải cảm và phòng chống cúm A vô cùng hiệu quả.
- Cho trẻ ăn thực phẩm nóng, dễ tiêu
Trẻ bị cúm A thường bị rối loạn hệ tiêu hóa do đó cần cho bé ăn những món ăn dễ tiêu, ấm nóng, lỏng, uống thật nhiều nước để cơ thể dễ hấp thu. Cho bé ăn nhiều nước quả tươi, cháo nhuyễn, rau xanh,…
Cha mẹ áp dụng đầy đủ những cách trên sẽ giúp đẩy lùi bệnh và sức khỏe của con nhanh chóng được cải thiện một cách đáng kể.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn