Áp dụng phương pháp xoa bóp bấm huyệt trong điều trị cơ nhị đầu cánh tay giúp giảm đau, tăng tuần hoàn máu, tăng dinh dưỡng đến vùng tổn thương, tái tạo cấu trúc tổn thương,…
- Viết cho những ai mang danh “thiên thần áo trắng”
- Bác sĩ luôn gặp áp lực lớn vì an toàn của người bệnh
- Mách nữ ngành Y những biểu cảm khiến đàn ông mê như điếu đổ
Cơ nhị đầu cánh tay ở đâu?
Cơ nhị đầu là cơ vùng cánh tay trước, có hai đầu bám nguyên ủy vào xương vai ở củ trên khớp (đầu dài) và vào mỏm quạ xương vai (đầu ngắn). Cơ bám tận vào lồi củ xương quay.
Các bác sĩ chuyên khoa xương khớp cho biết, cơ nhị đầu là một trong hai khớp nên chức năng của nó ở khớp vai là gập cánh tay và là cơ ổn định chỏm xương cánh tay ở khớp này. Tại khớp khuỷu, chúng có vai trò làm gập và ngửa cẳng tay.Vì hai đầu của cơ là đầu dài và đầu ngắn bám vào xương vai cách nhau một khoảng với vai trò khác nhau: đầu dài có vai trò làm gập và dang cánh tay (khi cánh tay xoay ngoài hoàn toàn), trong khi đầu ngắn lại gập và khép cánh tay.
Những tổn thương trên cơ nhị đầu là tổn thương sụn viền và gân nhị đầu thường gặp ở những người hay chơi môn thể thao, đặc biệt là môn thể thao phải sử dụng tay qua đầu như tennis, cầu lông, bóng ném, bóng rổ… Tổn thương này do có tổn thương sụn viền và chỗ bám của gân nhị đầu dài gây đau trong các động tác sinh hoạt hàng ngày. Những người gặp phải tình trạng cơ nhị đầu cánh tay thường đối diện với những cơ đau dai dẳng và tăng lên khi thực hiện các động tác đưa tay qua đầu và làm giảm khả năng vận động của tay khi bị chấn thương.
Điều trị cơ nhị đầu cánh tay bằng xoa bóp bấm huyệt
Bệnh cơ nhị đầu cánh tay trong các bài giảng của những giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đằng Y Dược Pasteur đều không thiếu vắng hướng điều trị bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt. Với phương pháp mang hơi hướng Y học cổ truyền không sử dụng thuốc hiện đang được đông đảo người bệnh lựa chọn vì tính hiệu quả của chúng.
Xoa xát vùng mặt trước cánh tay
Đối với phương pháp này, những Kỹ thuật viên xoa bóp bấm huyệt chủ yếu bôi trơn chuẩn bị xoa bóp bấm huyệt nếu vùng mặt trước cánh tay da ẩm thì sử dụng phấn rôm, nếu vùng da mặt trước cánh tay da khô thoa dầu.
Day cơ nhị đầu cánh tay
Kỹ thuật viên xoa bóp bấm huyệt dùng gốc lòng bàn tay day cơ nhị đầu cánh từ khuỷu tay đến vai chú ý mặt trước cánh tay.
Miết cơ nhị đầu cánh tay
Kỹ thuật viên xoa bóp bấm huyệt, lấy 1 bàn tay vịn cẳng tay người được xoa bóp bấm huyệt bàn tay kia gập các ngón tay 2, 3, 4, 5 về phía lòng bàn tay, sử dụng các khớp liên đốt gần nhấn vào mô, trượt dọc theo cơ tới đầu xương cánh tay (đầu dài cơ nhị đầu), sau đó miết hơi lệch về sau một chút về phía nách (đầu ngắn của cơ nhị đầu). Người bệnh nên thực hiện từ 3 – 5 lần.
Bóp nắn cơ nhị đầu cánh tay
Theo một số điều dưỡng viên tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur có nhiều năm chăm sóc các bệnh nhân bị bệnh cơ nhị đầu cho hay việc dùng 2 tay ngón cái 1 bên các ngón còn lại 1 bên, bóp nhẹ nhàng từ khuỷu tay lên mặt trước vai; làm khoảng từ 3 – 5 lần có hiệu quả tích cực đến người bệnh..
Ấn day điểm đau
Bạn có thể dùng ngón tay day điểm đau chú ý nhẹ nhàng vừa sức chịu đựng hoặc ấn các huyệt: Kiên ngung, Liệt khuyết, Xích trạch… nhằm giảm đau, tăng cường lưu thông móng….
Rung cơ nhị đầu
Người xoa bóp bấm huyệt áp sát bàn ngón tay rung với tần số cao từ vai đến khuỷu tay.
Bên cạnh đó bạn có thể vận động khớp vai, quay vòng nhỏ, quay vòng rộng ra trước, quay vòng rộng ra sau, gấp, duỗi,…là giải pháp được đông đảo các chuyên gia Y tế Việt Nam khuyên nên áp dụng nhằm điều trị cơ nhị đầu cánh tay hiệu quả.
Tuy nhiên để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và được các bác sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp nhất.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn