Nhiều người vẫn cho rằng bệnh huyết áp thấp không nguy hiểm như bệnh huyết áp cao. Tuy nhiên bất kỳ sự tăng hay giảm của huyết áp đều là dấu hiệu nguy hiểm. Do vậy mà mỗi người cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về bệnh huyết áp, đặc biệt là huyết áp thấp để tránh được những ảnh hưởng đến sức khỏe không cần thiết.
- Nhận biết 5 dấu hiệu bệnh lạc nội mạc tử cung
- Phát hiện thêm một virut liên quan đến muỗi cực nguy hiểm
- 5 mẹo chữa bệnh sai cách được nhiều người áp
Huyết áp là gì?
Các Bác sĩ cho biết huyết áp chính là áp lực của máu tới tim qua các động mạch qua sự co và giãn. Khi co bóp thì huyết áp tăng còn khi tim giãn ra thì huyết áp giảm.
Huyết áp thấp là gì?
Huyết áp thấp là gì? Các bác sĩ cho biết không có một định nghĩa nào công nhận về huyết áp thấp. tuy nhiên, con người có mức huyết áp bình thường là 120/80mmHg, do vậy mà người bị huyết áp thấp sẽ thường có chỉ số huyết áp tối đa thấp hơn mức bình thường là 100mmHg, trong đó phổ biến là 90/60mmHg.

Triệu chứng huyết áp thấp thường dễ xảy ra với những người lao động quá sức, cơ thể yếu, bị suy dinh dưỡng hoặc do căng thẳng, môi trường,… Chính vì thế, mà huyết áp thấp đã trở thành một trong những căn bệnh mà ai cũng có thể mắc phải.
Nguyên nhân gây ra huyết áp thấp
Hiện nay, tỉ lệ người mắc chứng huyết áp thấp ngày càng gia tăng, sở dĩ gia tăng là do những nguyên nhân sau đây:
- Sự suy giảm của tuyến giáp, các hocmon tuyến giáp bị thiếu hụt đã làm tăng nguy cơ của bệnh huyết áp thấp và biểu hiện huyết áp thấp chính là các hiện tượng hoa mắt, chóng mặt hoặc bị rụng tóc nhiều. Lượng Glucozow trong máu của cơ thể bị giảm xuống dưới 2,5mmlo/l.

- Nhịp tim bị chậm dưới 60 nhịp/phút làm cho máu và oxy không thể đi khắp cơ thể.
- Rối loạn chức năng của các cơ quan như tim, thận, hệ thiêu hóa hoặc do hệ thống thần kinh của người bệnh không thể tự điều chỉnh được nên đã gây ra tụt huyết áp.
- Di truyền hoặc do cuộc sống căng thằng, hay bị stress, môi trường, ô nhiễm,…
- Bị chứng bệnh mãn tính thiếu máu, kém dinh dưỡng kéo dài,…
- Người bị mất nước nhiều do bị nôn, nóng, tiêu chảy hay lạm dụng các thuốc lợi tiểu. Lười tập thể dục, thể thao.
- Sử dụng một số loại thuốc là nguyên nhân huyết áp thấp như: lợi tiểu, giãn mạnh, trầm cảm,…Ở người gia thì da bị lão hóa nên các mạch máu trở nên cứng và đàn hồi kém nên thể tích máu sẽ bị giảm đi.
Bạn cần nến gặp bác sĩ khi nào?
Khi thấy cơ thể mình cảm thấy chóng mặt, choáng váng, đi không vững, mắt tối sầm lại hoặc cảm thấy xây xẩm người khi chuyển người từ tư thế nằm hoặc ngồi sang đứng.
Khi bạn bị ngất đột ngột, bất tỉnh khi đứng hoặc nằm.
Ngoài ra khi thất các triệu chứng huyết áp thấp kể trên thì bạn nên đến gặp ngay bác sĩ để được kiểm tra sức khỏe.
Điều trị huyết áp thấp như thế nào?
Chứng huyết áp thấp tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Khi bị huyết áp thấp thì bạn nên đi gặp bác sĩ để có hướng dẫn và tư vấn kịp thời. Để điều trị huyết áp thấp các bác sĩ sẽ cho bạn dùng một số loại thuốc như Đông Y, Tây Y để giúp tăng thể tích máu trong cơ thể bằng cách giữ muối, giữ nước, tăng sự co thắt của mạch máu. Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng xâm để điều trị huyết áp thấp

Và để có thể hỗ trợ điều trị huyết áp thấp tốt thì bạn nên uống thật nhiều nước, ăn đủ muối khi trời nóng và tập thể dục. Bên cạnh đó là thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe.
Hiền – Ytevietnam.edu.vn