Cháu bé may mắn được cứu sống là cháu T.Q.G. 16 tuổi, sống ở huyện Nhà Bè, TP.HCM, bệnh nhi bị nhiễm Virus Cytomegalo (CMV) đây là loại virus thuộc nhóm Herpes, là tác nhân có thể gây nhiều bệnh cho mọi nhóm tuổi, từ những bất thường bẩm sinh đến các rối loạn bệnh lý học, đặc biệt ở người suy giảm miễn dịch.
- Cụ ông 70 tuổi được hồi sinh thành công sau khi đã tắc thở
- Cấy tim nhân tạo bước phát triển mới của Y học hiện đại
- Phẫu thuật cắt bỏ bộ phận sinh dục thành công tại Bệnh viện E
Cô bé mắc bệnh lạ sốt cao mãi không khỏi
Bệnh gì mà sốt hoài không hạ
Cuối năm 2016, cháu G được đưa lên Bệnh viện huyện Nhà Bè thăm khám do tình trạng sốt cao mãi không khỏi, có ngày sốt đến 3 lần rồi bé còn bị tiêu chảy. Các Bác sĩ ở Bệnh viện nghi cháu bị sốt siêu vi, dù cho uống thuốc kháng sinh nhưng bệnh vẫn không giảm. Sau 5 ngày điều trị, bệnh nhi được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 2 để theo dõi, các bác sĩ chẩn đoán bé bị lupus ban đỏ.
Ngay khi vào Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM cháu đã được chỉ định làm các xét nghiệm và phát hiện bé bị bệnh lupus ban đỏ. Đây là bệnh tự miễn, không rõ nguyên nhân và gây tổn thương đến khắp các cơ quan nội tạng quan trọng trong cơ thể như: gan, hệ tiêu hóa, mắt, thận, …. Khi mắc lupus ban đỏ, hệ miễn dịch của cơ thể không còn giúp cơ thể tạo ra kháng thể bảo vệ các “vật thể lạ” mà quay sang tấn công chủ nhân.
Sau khi điều trị ổn định bệnh lupus ban đỏ, bé được xuất viện, đến cuối tháng 2/2017, cháu đột ngột nhập viện trong tình trạng phù, da đỏ tổn thương nghiêm trọng, kèm theo hiện tượng trẻ đi ngoài nhiều lần.
Tiến sĩ bác sĩ Hoàng Thị Diễm Thúy, Trưởng khoa Thận – Nội tiết, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM chia sẻ “Khi chúng tôi điều trị xong bệnh lupus ban đỏ cho cháu thì bệnh viện cũng lo lắng. Vì hệ miễn dịch yếu nên các bé bị lupus ban đỏ dễ bị các bệnh nhiễm trùng cơ hội tấn công sau đó và tử vong”.
Theo tin tức y tế mới nhất, có tới hơn 60% bệnh nhân nhiễm lupus ban đỏ tử vong là do nhiễm trùng cơ hội (các vi khuẩn, virut lợi dụng cơ thể đang suy giảm miễn dịch quay lại tấn công cơ thể).
Áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới giúp cứu sống được cô bé mắc bệnh lạ
Khi sức đề kháng của cơ thể khỏe mạnh bình thường thì những siêu vi này hoàn toàn lành tính, nhưng chúng trở nên ác tính khi hệ miễn dịch của cơ thể suy yếu, vì nghi ngờ bé nhiễm vi khuẩn, bệnh viện Nhi đồng 2 đã cho bé sử dụng tất cả các kháng sinh mạnh nhất nhưng bệnh vẫn không giảm
Nhờ có sự hỗ trợ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới, một kỹ thuật mới đã được triển khai tại Bệnh viện Nhi đồng 2, các giảng viên Cao đẳng Xét Nghiệm Hà Nội – Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ đây là kỹ thuật tiên tiến mới nhất được áp dụng trong ngành Xét nghiệm giúp các Bác sĩ phát hiện ra virus CMV trong bệnh nhân, nhờ đó mà bệnh nhi này mới được bảo hiểm y tế cho sử dụng thuốc Ganciclovir để diệt virus CMV (thuốc Ganciclovir là loại thuốc chống virut thế hệ mới nhất có tác dụng tiêu diệt virut CMV rất triệt để).
Ngay lập tức, bệnh nhi đã được thay thế toàn bộ kháng sinh thông thường bằng thuốc diệt CMV và cô bé đã hồi phục kỳ diệu sau 1 tuần điều trị, các dấu hiệu lầm sàng giảm đi rõ rệt, trẻ hết sốt, không còn tiêu chảy và vài ngày nữa sẽ xuất viện.
Các Bác sĩ của Bệnh viện Nhiệt Đới chia sẻ thêm, CMV là loại vi rút phổ biến gặp ở trên 80% người trưởng thành. Bình thường, loại vi rút này sống hòa bình với cơ thể người, nhưng khi cơ thể suy yếu thì chúng phát triển ồ ạt, quay sang tấn công cơ thể. Những trường hợp nhiễm CMV nặng như trường hợp trên không nhiều trên thế giới, thống kê của y văn thế giới đên năm 2012 ghi nhận toàn cầu chỉ có 7 bệnh nhi lupus ban đỏ nhiễm CMV nặng, còn người lớn đến thời điểm hiện tại là 26 ca.
Đây là một tiến bộ mới trong điều trị các bội nhiễm do bệnh Lupus ban đỏ gây ra, mở ra nhiều cơ hội sống hơn cho những bệnh nhân này.
Ngọc Mai – ytevietanm.edu.vn