Một số trường hợp phụ nữ mang thai cần bổ sung thuốc nội tiết để đảm bảo quá trình mang thai diễn ra an toàn, vậy trường hợp nào nên bổ sung thuốc nội tiết?
- Bác sĩ chuyên khoa mách nước mẹ bầu phòng tai biến tiền sản giật hiệu quả
- Điểm danh những loại vắc-xin mẹ phải tiêm đủ để thai nhi được an toàn
- Bác sĩ Pasteur hướng dẫn dấu hiệu nhận biết hậu sản mòn
Khi nào phụ nữ mang thai cần uống bổ sung thuốc nội tiết?
Theo tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa, trong quá trình mang thai, bà bầu cần có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất, không cần phải bổ sung thêm thuốc nội tiết. Tuy nhiên có một số trường hợp bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc nội tiết để đảm bảo quá trình mang thai diễn ra an toàn và phòng tránh trường hợp sinh non.
Khi nào bà bầu cần bổ sung thuốc nội tiết?
Theo tin tức Y học hiện nay trên thị trường có hai loại thuốc nội tiết là estrogen và progesterone. Đối với những trường hợp thụ tinh ống nghiệm, sau khi thụ tinh thường bà bầu phải sử dụng cả hai hoặc một loại nội tiết. Ngoài ra với những trường hợp dọa sảy thai cũng cần bổ sung thêm thuốc để hỗ trợ thai. Đặc biệt, các bác sĩ khuyến cáo những trường hợp sảy thai liên tục hoặc suy hoàng thể thì thai phụ cần phải bổ sung progesterone trong ba tháng đầu thai kỳ, đồng thời ba tháng cuối thai kỳ cũng cần sử dụng progesterone để hạn chế sinh non.
Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định bổ sung thuốc nội tiết bằng đường tiêm, uống hoặc đặt, tùy theo từng trường hợp cụ thể. Đối với những trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm hoặc sảy thai liên tục, để hạn chế tình trạng viêm nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định bổ sung thuốc nội tiết theo cả 3 đường: tiêm, uống, đặt để tăng hiệu quả.
Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, việc bổ sung nội tiết tự nhiên không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy vậy chỉ nên bổ sung khi cần thiết, còn không thì không cần bổ sung. Chỉ sử dụng khi có chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
Những thực phẩm bổ sung nội tiết tố nữ hiệu quả
Bà bầu cần lưu ý gì khi bổ sung nội tiết?
Bác sĩ Phạm Văn Hữu, giảng viên liên thông Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, thực tế đến hiện tại cho thấy, sử dụng thuốc nội tiết dưỡng thai đúng liều và hướng dẫn của bác sĩ là an toàn. Tuy vậy một số ít trường hợp, nhất là những người có cơ thể nhạy cảm hoặc có vấn đề về sức khỏe thì vẫn gặp một số tác dụng phụ khi sử dụng thuốc nội tiết như: đau bụng, tăng cân, phù nề, mệt mỏi…
Một số trường hợp đặt thuốc theo đường âm đạo bị ngứa phải đổi qua đường hậu môn, hoặc bổ sung qua đường uống nhưng vẫn bị buồn nôn. Chính vì thế khi được chỉ định bổ sung thuốc nội tiết thì bà bầu cần nói rõ tình trạng sức khỏe của mình để bác sĩ chỉ định sử dụng cho phù hợp.
Các mẹ bầu lưu ý, thông thường khi bổ sung nội tiết trong 12 tuần đầu thai kỳ, nếu sau đó xảy ra tình trạng dọa sinh non thì thai phụ cần phải bổ sung thuốc nội tiết trở lại. Trong trường hợp thai phụ đã bổ sung thuốc nội tiết để dưỡng thai mà vẫn sảy thai liên tiếp, thai lưu thì lúc này bác sĩ sẽ xếp thai phụ vào nhóm bệnh khác, cần tìm ra nguyên nhân, để điều trị hiệu quả.
Trường hợp bác sĩ không tìm ra nguyên nhân nào dẫn đến việc dọa sảy thai, thường bác sĩ chuyên khoa sẽ nghĩ đến suy hoàn thể và phải bổ sung progesterone, lúc này tác dụng chính của thuốc nội tiết sẽ giúp tử cung đừng co thắt. Chính vì vậy thai phụ nào bị chứng nghén nặng thì chứng tỏ thai nhi đang phát triển tốt nên không cần phải quá lo lắng hay nhất thiết phải bổ sung thuốc nội tiết.
Lưu ý khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào bà bầu cũng cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.