Theo bác sĩ YHCT Đinh Thị Lan Phương (GV Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur) cho biết, theo Đông Y, cây rau hẹ còn có tên gọi là cửu thái, khởi dương thảo. Có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ và giải độc. Thường dùng chữa ngực đau tức, nấc, ngã chấn thương,…
- Công dụng tuyệt vời của trà hoa cúc
- Cách điều trị mất ngủ không cần dùng thuốc an thần.
- Những kiến thức tổng quan cần biết về Y học cổ truyền Việt Nam
Lá hẹ có công dụng kỳ lạ trong Nam Dược
Gốc rễ hẹ có tính ấm, vị cay, có tác dụng ôn trung, hành khí, tán ứ, thường dùng chữa ngực bụng đau tức do thực tích, đới hạ, các chứng ngứa,… Hạt hẹ có tính ấm, vị cay ngọt; vào các kinh Can và Thận. Có tác dụng bổ Can, Thận, tráng dương, cố tinh. Thường dùng làm thuốc chữa tiểu tiện nhiều lần, mộng tinh, di tinh, lưng gối yếu mềm.
Theo Tây Y cây rau hẹ tên khoa học là Alllium tuberosum, họ Hành. Cây hẹ rất dễ trồng thường dùng làm gia vị trong món ăn. Tuy nhiên nó lại chứa các hợp chất sunfua, saponin, chất đắng hoạt chất odorin, giàu vitamin và các tác dụng kháng khuẩn tốt. Tác dụng của lá hẹ thể hiện rất rõ ở các bệnh nhân nhiễm khuẩn về đường hô hấp và đường ruột thì hẹ như một vị cứu tinh mà thiên nhiên ban tặng cho các bệnh nhân.
Rau hẹ có thể được làm thực phẩm tốt cho sức khỏe
Bài thuốc điều trị bệnh từ rau hẹ
Từ trước tới nay thì rau hẹ được dùng phổ biến trong vấn đề chữa trị cảm sốt, ho ở người lớn và trẻ em. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ thì đây là một giải pháp hữu hiệu khi mà việc chữa bệnh cho bé bằng kháng sinh bị hạn chế nhiều mặt. Cách sử dụng lá hẹ để chữa ho, cảm sốt cũng rất đơn giản: Lấy một nắm lá hẹ rửa sạch cắt nhỏ trộn với đường phèn rồi hấp cách thủy, với người lớn thì nên ăn cả cái và nước còn với trẻ nhỏ thì mẹ nên cho trẻ uống nước. Nếu người bệnh bị cảm hoặc ho do nhiễm lạnh thì nên cho thêm vài lát gừng vào chưng cùng với hẹ sẽ tăng thêm tác dụng.
Ít ai có thể biết được tác dụng của lá hẹ được thể hiện trong vấn đề điều trị hen suyễn. Tuy nhiên, đã có nhiều bệnh nhân sử dụng hẹ như một vị thuốc để chữa căn bệnh này và cho kết quả khả quan. Chúng ta có thể sử dụng 10 g củ hẹ hoặc 20 g lá hẹ giã nát, ép lấy nước để uống.
Về mùa lạnh có rất nhiều người bị đau và sưng họng, với kinh nghiệm rất đơn giản từ cây hẹ sẽ giúp chúng ta đẩy lùi được triệu chứng khó chịu này. Các bạn có thể nhai lá hẹ tươi với vài hạt muối hoặc lấy 10 g – 12 g lá hẹ tươi giã vắt lấy nước để uống.
Bệnh táo bón là bệnh khá phổ biến ở Việt Nam đặc biệt ở người già và trẻ nhỏ. Để chữa bệnh táo bón cũng có rất nhiều cách trong đó có việc sử dụng lá hạt hẹ. Chúng ta lấy hạt hẹ rang vàng, giã nhỏ, mỗi lần uống 5g, hòa nước sôi ngày uống 2 lần.
Thuốc nam chữa bệnh táo bón từ cây hẹ
Đối với trẻ nhỏ thì chứng đái dầm hầu như diễn ra ở mọi đứa trẻ. Để chữa trị chứng đái dầm ở trẻ mẹ cần lấy 50g gạo nấu cháo sau đó lấy 25g rễ hẹ vắt lấy nước cho vào cháo đang sôi, thêm ít đường và cho trẻ ăn nóng. Nên cho trẻ dùng liên tục trong 10 ngày.
Có nhiều người cho rằng việc tiểu đêm nhiều lần là do nguyên nhân uống nhiều nước trước khi đi ngủ. Tuy nhiên việc uống nhiều nước không phải là nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Bệnh tiểu đêm thường gặp ở người cao tuổi và có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bị bênh. Tiểu đêm có nhiều nguyên nhân có thể do bệnh lý hoặc do hiện tượng sinh lý bình thường. Theo y học cổ truyền đã chứng minh được tác dụng của lá hẹ trong việc đẩy lùi chứng tiểu đêm. Người bệnh lấy lá hẹ, dây tơ hồng xanh, ngũ vị tử, phúc bồn tử, kỷ tử, nữ trinh tử mỗi vị 40g. Tất cả phơi khô tán bột, mỗi lần uống 6g, ngày uống 2 lần với nước ấm.
Trên đây là những tác dụng không ngờ tới của lá hẹ, một loại rau gia vị quen thuộc trong đời sống hàng ngày.
Ngọc Mai – Ytevietnam.edu.vn