Trẻ em thường là đối tượng dễ bị bệnh sâu răng nhất, tuy nhiên đa số chúng ta đều chủ quan cho rằng bệnh không nguy hiểm hoặc không cần phải chữa trị vì là sâu răng sữa. Tuy nhiên quan niệm này sai lầm bởi vì nếu chữa trị kịp thời sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ.
- Tìm hiểu quy trình tẩy trắng răng bằng công nghệ Laser Whitening
- Lấy cao răng thường xuyên gây ảnh hưởng gì tới răng miệng
- Những hình ảnh bất ngờ sau khi kết thúc quá trình niềng răng
Nguyên nhân gây nên bệnh sâu răng ở trẻ nhỏ
Bệnh sâu răng ở trẻ nhỏ thường do rất nhiều nguyên nhân gây nên vì ở lứa tuổi này trẻ chưa chủ động được trong vấn đề vệ sinh răng miệng. Hơn nữa trẻ em là đối tượng dễ bị mắc bệnh sâu răng nhất, và việc vệ sinh răng miệng lúc này chưa đảm bảo. Chính vì vậy những mảng bám thức ăn còn lưu lại trên răng tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển, phá hủy men răng.
Đối với trường hợp trẻ bị sâu răng cần phải lưu ý những thực phẩm dinh dưỡng bổ sung hàng ngày cho trẻ, tránh ăn những thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh sẽ kích thích những vết sâu răng, lỗ sâu răng khiến trẻ bị buốt và khó chịu. Nếu không điều trị kịp thời cho trẻ nhỏ sẽ dễ dàng dẫn đến tình trạng viêm tủy, viêm xương ổ răng hoặc áp xe răng.
Cách chữa bệnh sâu răng ở trẻ em
Bệnh sâu răng là một trong những bệnh lý mà nếu chữa trị thì việc đầu tiên cần phải căn cứ và tình trạng phát triển bệnh cụ thể và mức độ của bệnh như thế nào. Tuy nhiên các bậc phụ huynh không nên tự ý điều trị bệnh sâu răng theo quan niệm dân gian mà cần phải trực tiếp đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và điều trị đúng phương pháp.
Nếu trường hợp trẻ mới bị chớm sâu răng thôi thì cần thực hiện việc tái khoáng hóa những phần men răng bị sâu nhẹ, lúc này bác sĩ sẽ cho sử dụng các dịch gồm các chất như phosphate, florinee và cacium để đổ vào men răng bị sâu. Đây là phương pháp thực hiện an toàn, không gây đau đớn cho trẻ và thời gian thực hiện rất nhanh.
Đối với trường hợp trên răng trẻ đã hình thành những lỗ sâu gây đau nhức thì không thể thực hiện phương pháp tái khoáng được mà cần phải rửa sạch và nạo sạch để loại bỏ những mô răng sâu, vệ sinh sạch sẽ và hàn trám lại để ngăn chặn tình trạng tái phát và bảo vệ răng một cách hiệu quả. Đây là cách chữa bệnh sâu răng ở trẻ em giai đoạn nặng, cha mẹ cần lưu ý.
Trường hợp lỗ sâu răng đã ăn quá sâu vào bên trong, đây là trường hợp bệnh sâu răng đã rất nặng và lan tới tận tủy răng. Ngoài việc phải thực hiện nạo và loại bỏ các mô răng thì cần phải lấy sạch tủy răng, rút tủy răng viêm, vệ sinh sạch sẽ sau đó mới hàn trám vết sâu răng lại được.
Những lưu ý trong việc điều trị bệnh sâu răng ở trẻ em
Việc lấy tủy răng và các mô răng cần phải thực hiện một cách nhẹ nhàng và không làm đau trẻ sau này. Những chất liệu dùng để trám răng sâu cần phải đảm bảo đúng yêu cầu và quy chuẩn về chất lượng Y tế, đã được kiểm định an toàn khi sử dụng. Một số chất liệu nên sử dụng là composite, amalgam. Những chất này thường ở dạng dẻo nên sẽ hỗ trợ rất tốt trong quá trình hàn trám, không gây đau đớn và thời gian thực hiện nhanh.
Trong quá trình trẻ bị sâu răng, cha mẹ hạn chế cho trẻ ăn những thực phẩm cứng, chứa nhiều đường, đặc biệt các loại thực phẩm ngọt nên hạn chế. Sau khi ăn xong cha mẹ cần giúp bé vệ sinh sạch sẽ răng miệng để bảo vệ răng một cách tốt nhất, tránh bệnh lan sâu vào bên trong.
Trên đây là một số thông tin cách chữa bệnh sâu răng ở trẻ em giúp các mẹ có thêm kiến thức và cách phòng tránh bệnh sâu răng cho trẻ một cách tốt nhất. Khi điều trị bệnh sâu răng ở trẻ em cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để điều trị một cách an toàn nhất cho trẻ.
Phương Thảo-Ytevietnam.edu.vn