Làm thế nào để chữa lẹo mắt ở trẻ nhanh chóng lại an toàn?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Lẹo mắt ở trẻ xuất hiện là do vi khuẩn Staphylococcus aureusinfect làm tổ ở chân lông mi trên hoặc dưới. Tình trạng này khiến cho vùng mi mắt trẻ bị đau, đo sưng làm bé khó chịu. Dưới đây là cách chữa lẹo mắt ở trẻ nhanh chóng lại hiệu quả.

Khi trẻ bị lẹo mắt, bạn tuyệt đối không được nặn, bóp bởi điều này sẽ làm mắt bé bị tổn thương
Khi trẻ bị lẹo mắt, bạn tuyệt đối không được nặn, bóp bởi điều này sẽ làm mắt bé bị tổn thương

Chữa lẹo mắt ở trẻ đúng cách

Hầu hết khi trẻ bị lẹo mắt, vùng sưng sẽ tự vỡ và chảy nước sau vài ngày, tuy nhiên nếu bạn muốn bé nhanh khỏi hãy áp dụng phương pháp sau:

Bạn hãy lấy một chiếc khăn hoặc một miếng gạt sạch, sau đó làm ấm khăn vắt sạch nước rồi đặt lên vùng mắt bị tôn thương. Khi làm vậy bé có thể khó chịu khóc lóc nhưng bạn hãy cố giữ chúng trong vòng 10 – 15 phút mỗi lần chườm. Bạn hãy lặp lại phương pháp này 3 – 4 lần mỗi ngày. Nhiệt độ của khăn chườm sẽ giúp cho mủ rút nhanh hơn, việc bể và chảy mủ cũng diễn ra nhanh hơn.

Nếu việc chườm làm cho bé không thoải mái, bạn có thể chườm nóng khi bé đang buồn ngủ hay đánh lạc hướng sự chú ý của trẻ.

Khi trẻ bị lẹo mắt, bạn tuyệt đối không được nặn, bóp bởi điều này sẽ làm mắt bé bị tổn thương, nguy cơ nhiễm trùng cao, không được để bé lấy tay đụng vào chỗ sưng.

Khi chỗ sưng bung mủ, mẹ nên dùng một miếng bông gòn sạch nhúng nước ấm và lau cho bé, không nên để mủ lan sang chỗ khác làm lây lan thêm. Thông thường mắt của bé sẽ khỏi sau 1 tuần.

Nếu bé bị lẹo mắt dưới 3 tháng tuổi mới cần đến sự hướng dẫn và chăm sóc của bác sĩ
Nếu bé bị lẹo mắt dưới 3 tháng tuổi mới cần đến sự hướng dẫn và chăm sóc của bác sĩ

Ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm khi bị lẹo mắt

Nếu ban đầu bé chỉ bị lẹo mắt một bên, bạn không nên sử dụng chung khăn để lau mắt cho bé vì vi khuẩn có thể lan từ mắt này qua mắt khác. Thậm chí có thể lây sang những thành viên khác rong gia đình nếu sử dụng chúng khăn mặt, khăn tắm.

Tay bé sẽ là phần tiếp xúc với vi khuẩn nhiều nhất, vì vậy nếu bé dụi mắt bạn hãy rửa tay cho bé băng xà phòng diệt khuẩn và hạn chế để bé dụi tay vào mắt.

Nếu bé đang đi học cũng không nhất thiết phải nghỉ học, tuy nhiên bạn cần dặn cô giáo chú ý vệ sinh cho bé, trước khi đi học và sau khi về nhà cũng cần vệ sinh thật sạch cho bé. Đồng thời bạn hãy dặn bé thường xuyên rửa tay khi ở trường.

Khi nào cần đưa bé đến bác sĩ?

Thông thường nếu bé bị lẹo mắt dưới 3 tháng tuổi mới cần đến sự hướng dẫn và chăm sóc của bác sĩ.

Khi bé được 4 tháng tuổi, các mẹ nên cho bé đi khám khi thấy toàn bộ mắt bé bị sưng đỏ. Bởi đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ chuyển sang viêm tế bào quanh hốc mắt. Lẹo mắt là nguyên nhân phổ biến dẫn đến bệnh nhiễm trùng về mắt nghiêm trọng này.

Mẹ cũng nên đưa bé đến gặp bác sĩ khi sau 1 tuần chườm nóng mà mắt bé không bưng mủ. Hoặc khi mắt bé có nhiều hơn 1 mụn mủ, tức khi bé vừa khỏi một mụn mủ thì mụn mủ khác lại mọc.

Cần làm gì để tránh lẹo mắt cho trẻ

Trẻ em thường có nguy cơ lẹo mắt cao hơn người lớn, hiện nay chưa có phương pháp nào phòng chống lẹo mắt cho bé 100%. Vì vậy để hạn chế lẹo mắt ở trẻ, các mẹ nên hạn chế vệ sinh mi mắt cho bé bằng dầu gội đầu hay xà phòng chà mắt chuyên dụng, nên hạn chế để bé dụi mắt. Nếu thấy bé ngứa mắt hãy nhỏ nước muối sinh lý cho bé.

Thanh Hiên: Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới