Làm nghề Y để tận mắt chứng kiến kiếp luân hồi tái sinh

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Bệnh viện là nơi chứng kiến vòng đời của một con người từ lúc sinh ra cho đến khi mất đi. Vậy mới nói người làm nghề Y là người được đón một thiên thần mới ra đời và cũng là người cận kề để tiễn đưa một người về với cát bụi.

Cán bộ y tế chứng kiến kiếp luân hồi “sinh lão bệnh tử”

Nếu nói nơi nào trên thế gian này là nơi lắng nghe tiếng kinh cầu nhiều nhất thì đừng quên trong đó có bệnh viện nhé. Nơi Bác sỹ từng ngày cứu chữa bệnh viện, nơi hằng ngày những cán bộ ngành Y tốt nghiệp từ Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur vẫn miệt mài với những trách nhiệm phục vụ người bệnh. Nơi ấy, người ta thấy nỗi đau thể xác và tinh thần được xoa dịu dễ dàng hơn tất thảy những lời lý thuyết suông.

Làm nghề Y để tận mắt chứng kiến kiếp luân hồi tái sinh

Làm nghề Y để tận mắt chứng kiến kiếp luân hồi tái sinh

Và ở bệnh viện Y học cổ truyền Trường Giang cũng là người ta cầu nguyện đón chờ những điều mới, niềm vui cũng như tiễn đưa những điều về với cát bụi. Tất cả đều cần đến lời cầu nguyện từ trong trái tim mỗi con người.

Kiếp luân hồi của một con người được tận mắt chứng kiến của người làm nghề Y. Một đứa trẻ được sinh ra trong phòng sinh của Khoa Cấp cứu của khoa Sản, một người đã gần đất xa trời cũng ra đi, rời xa trần thế trên giường bệnh của phòng cấp cứu, phòng bệnh hay một phòng khám nào đó.

Và cứ thế, từng ngày, từng ngày đi làm tại bệnh viện, Bác sỹ, Điều dưỡng viên, Y tá, Hộ lý, ….không thể đoán trước được hôm nay mình sẽ “đón” những đứa trẻ như thế nào và cũng chẳng thể đủ thời gian và đủ tỉnh táo để chuẩn bị tinh thần “tiễn” một con người về phía bên kia thế giới. Ai dù sang hèn, giàu nghèo, dù làm gì, ở đâu, dù sống ở đâu trên quả địa cầu hơn 7 tỷ người này cũng chẳng thể thay đổi quy luật “sinh lão bệnh tử” cùa nhân gian.

Lắng nghe lời nguyện cầu nơi hành lang bệnh viện

Với hệ thống các bệnh viện lớn nhỏ, phủ khắp các tỉnh thành trong cả nước thì có thể nói rằng, đội ngũ cán bộ y tế không chỉ là người khám chữa bệnh cho thiên hạ nữa. Mà khi đau, khi có công việc, khi đón nhận thêm một thành viên mới trong gia đình, khi cuộc sống vướng phải những bệnh tật không thể lường trước…nơi người ta nghĩ đến đầu tiên chẳng có nơi nào khác ngoài hai từ bệnh viện.

Người ta gặp thầy thuốc để xoa dịu nỗi đau thể xác, để hàn gắn những vết thương trên cơ thể, để cầm lại nỗi đau đang giày xé, để giữ lại mạng sống của ngườ ta sau những tai nạn khó có thể định đoán. Vậy nên nơi ấy, người ta nghe thấy tiếng gào khóc, tiếng rên rỉ, đau đớn, tiếng loảng xoảng, lạch cạch của chiếc xe đẩy bệnh nhân, của xe lăn cũ kỹ,…người ta còn nhìn thấy cả một không gian toàn màu trắng.

Người ta nghe thấy lời nguyện cầu nơi bệnh viện

Người ta nghe thấy lời nguyện cầu nơi bệnh viện

Trắng từ màu áo của bác sỹ, y tá…đến màu áo của sinh viên thực tập cho đến ga giường, màu gối,…cho đến màu áo sọc của bệnh nhân, màu vàng vọt của người nhà bệnh nhân nhợt đi vì những đêm dài thức trắng, và đôi mắt thâm quầng lo lắng cho sự sinh tử của người thân yêu.

Sinh ra ở nơi ấy, bố mẹ sẽ nguyện cầu trong tim mình rằng “con sinh ra khỏe mạnh, thông minh” hay người nhà vừa mừng vừa lo rồi tâm niệm trong đầu là “cầu cho mẹ con nó mẹ tròn con vuông”. Vậy đấy, sinh con trong đau đớn nhưng người vẫn là người anh hùng, vượt qua nỗi đau thể xác để con được chào đời hoàn hảo. Nơi người ta nguyện cầu đón nhận niềm vui lớn trong đời, một thiên thần đến với thế giới này. Nơi ấy, người ta nguyện cầu cho đến rồi được trở về, được khỏe mạnh, được bớt đi những cơn đau da thịt như xé lòng. Người làm nghề Y là người chứng kiến tất cả.

Và nơi ấy cũng là nơi người đến rồi ở lại, ở lại trong linh hồn, phảng phất nơi phòng xác hay bất kỳ phòng bệnh nào trong bệnh viện. Có thể khẳng định được rằng, người bệnh hoạn, người thất thập cổ lai hy, người vướng phải những tai ương trong đời đã ra đi mãi mãi.

Sinh ra ở đây, về với đất mẹ cũng nơi này. Thế mới nói, bệnh viện là nơi chứng kiến kiếp luân hồi của 1 con người, chưa có nơi đâu mà vòng đời của con người đến và đi ngắn ngủi đến vậy. Người làm nghề Y vì thế cũng là người hứng trọn nỗi đau, niềm vui sướng, những hỉ nộ ái ố trong đời. Điều đó nên mừng hay nên tủi cho họ đây.

Trang Minh – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới