Làm sao để khỏi ung thư dạ dày?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Ung thư là một nhóm các bệnh liên quan đến việc phân chia tế bào một cách vô tổ chức và những tế bào đó có khả năng xâm lấn những mô khác bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến nơi xa (di căn).

ung-thu-da-day1

Làm gì khi đối mặt với ung thư dạ dày

Trao đổi với Bác sĩ  chuyên khoa tiêu hóa Bùi Phương Lan đang công tác tại Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur, bác sĩ Lan cho biết “Ung thư dạ dày là một bệnh lý nội khoa đứng hàng đầu của các ung thư đường tiêu hóa, Ung thư dạ dày là tình trạng tế bào Ung thư phát triển trong dạ dày. Đây là một bệnh lý hết sức nguy hiểm ở đường tiêu hóa, là nguyên nhân thứ hai gây tử vong trong các bệnh Ung thư (đứng sau Ung thư phổi) ”.

Ung thư dạ dày là một ung thư hàng đầu ở đường tiêu hóa và gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh, đặc biệt khả năng tử vong ỏ ung thư dạ dày rất cao, vậy đâu là nguyên nhân chính, các yếu tố nguy cơ gây nên ung thư ở dạ dày.

Nguyên nhân gây bệnh Ung thư dạ dày

Cho tới nay, nguyên nhân gây Ung thư dạ dày vẫn còn chưa hoàn toàn được làm rõ. Các chuyên gia hàng đầu trên thế giới chỉ đưa ra đưa ra các yếu tố nguy cơ, tác nhân gây Ung thư dạ dày. Đầu tiên yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày có thể kể đến la do nhiễm khuẩn Hp (Helicobacter pylori), vi khuẩn Hp được tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp vào tác nhân hàng đầu gây Ung thư dạ dày, đã xác định được con đường từ nhiễm Hp tới Ung thư dạ dày.

ung-thu-da-day-2Nguyên nhân bệnh Ung thư dạ dày

Một yếu tố nữa cũng rất được quan tâm đó là chế độ ăn uống không hợp lý: ăn mặn làm tăng gấp đôi nguy cơ Ung thư dạ dày, ăn quá nhiều dầu mỡ, đồ nướng, chiên xào và các chất bảo quản thực phẩm…. Thường xuyên sử dụng các chất kích thích: bia, rượu, thuốc lá..cũng làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

Yếu tố tâm lý (thường xuyên căng thẳng, trầm cảm, lo lắng…) cũng là một yếu tố nguy cơ gây ra ung thư dạ dày, yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới tình trạng viêm mạn tính của dạ dày do đó cũng là một tác nhân gián tiếp làm tăng nguy cơ Ung thư dạ dày. Ung thưu dạ dày cũng rất dễ xuất hiện ở những bệnh nhân sau phẫu thuật cắt dạ dày vùng hang vị 15 – 25 năm theo dỏi tỷ lệ ung thư là 50 -70% vì có loạn sản ở gần miệng nối.

Ung thư dạ dày thường diễn ra một cách âm thầm, hầu như không có triệu chứng, chỉ có các biểu hiện ở giai đoạn muộn. Dưới đây là một số dấu hiệu để nhận biết sớm ung thư dạ dày.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh Ung thư dạ dày

Hầu hết triệu chứng trên của bệnh ung thư dạ dày thường rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý về đường tiêu hóa cũng như các bệnh lý toàn thân khác, dẫn đến sự chủ quan cho người bệnh.

ung-thu-da-day-4

Dấu hiệu bệnh ung thư dạ dày

Ở giai đoạn sớm có đến 80% thường không có triệu chứng, số còn lại thường có triệu chứng của loét, nôn buồn nôn, chán ăn, giảm khẩu vị, đau bụng, xuất huyết dạ dày, giảm cân, nuốt khó.

Ở giai đoạn tiến triển bệnh nhân có thể có các dấu hiệu như sụt cân là nổi bật (60%), buồn nôn, nôn, chán ăn, cảm giác nặng tức sau ăn, đau vùng thượng vị, đôi khi có cơn đau loét, chán rượu và thuốc lá, có thể có sốt. Chảy máu nhẹ và rỉ rả thường gặp nhất, với biểu hiện thiếu máu nhược sắc. Hẹp tâm vị thực quản gây khó nuốt đối với thể ung thư ở cao. Hẹp môn vị, tiền môn vị gây đau bụng, nôn, mất nước.

Ung thư dạ dày là một bệnh lý rất nguy hiểm, thông thường nếu đã để đến giai đoạn muộn mới phát hiện thì khả năng chữa khỏi là rất thấp. Cũng vì khó phát hiện sớm nên hầu hết bệnh nhân được chẩn đoán Ung thư dạ dày không có khả năng sống qua năm thứ 5, tỷ lệ khoảng 80%. Chính vì vậy, việc thăm khám định kỳ cũng như chủ động theo dõi tình hình sức khỏe của bản thân, nâng cao kiến thức về bệnh là cách tốt nhất để chúng ta có thể phát hiện sớm và nâng cao hiệu quả của việc điều trị đối với bệnh ung thư dạ dày nói chung và các bệnh lý khác nói riêng.

Cách điều trị ung thư dạ dày

Để điều trị Ung thư dạ dày có rất nhiều phương pháp như: phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, liệu pháp sinh học nhưng những phương pháp này chỉ đạt được hiệu quả khi bệnh nhân phát hiện ra bệnh sớm, nếu ở giai đoạn muộn thì hầu như không có kết quả gì nhiều.

ung-thu-da-day3

Cách điều trị ung thư dạ dày

Đối với phương pháp phẫu thuật, đây là một trong những cách điều trị ung thư dạ dày thường được áp dụng nhất. Bác sĩ sẽ chỉ định cắt một phần lớn dạ dày có tế bào Ung thư của người bệnh. Vì các tế bào ung thư có thể lan tỏa theo hệ thống bạch huyết, nên các hạch bạch huyết ở gần vị trí khối u sẽ được vét bỏ trong khi phẫu thuật. Bệnh nhân có thể phục hồi rất nhanh, sau gần một tuần có thể ăn uống trở lại và trong khoảng nửa tháng có thể được xuất viện, tùy theo thể trạng của từng bệnh nhân.

Mới đây nhất là một bệnh nhân bị  Ung thư dạ dày đầu tiên đã được được phẫu thuật bằng robot, đây là một tiến bộ mới trong quá trình điều trị Ung thư dạ dày. Phẫu thuật bằng robot làm rút ngắn thời gian phãu thuật, giảm tổn thương tổ chức vùng lân cận, giảm mất máu, làm giảm những biến chứng sau phẫu thuật ở những bệnh nhân vốn đã suy kiệt nhiều như những bệnh nhân Ung thư dạ dày.

Ngọc Mai – ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới