Điều trị chấn thương sọ não không chỉ đòi hỏi nhiều kỹ thuật của bác sĩ, mà người chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ não cũng phải là một điều dưỡng thực thụ để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất.
- Nguyên nhân chấn thương sọ não bắt nguồn từ đâu?
- Hướng dẫn sơ cứu người bị chấn thương sọ não kịp thời nhất.
- Không thể chủ quan trước di chứng của chấn thương sọ não.

Sơ cứu chấn thương sọ não
Ngay sau khi tai nạn xảy ra, nếu phát hiện người bị tai nạn có các dấu hiệu của chấn thương sọ não, cần được cấp cứu kịp thời tại các cơ sở y tế gần nhất để sơ cứu, thực hiện các xét nghiệm y tế để chuẩn đoán bệnh, trước khi chuyển bệnh nhân điều trị chấn thương sọ não tại các bệnh viện chuyên khoa.
Cách tốt nhất là gọi điện thoại đến 115 để nhân viên y tế ứng cứu kịp thời, trong trường hợp không thể gọi điện cho cơ sở y tế, cần vận chuyển nạn nhân đến bệnh viện đảm bảo những điều sau:
- Băng bó vết thương chảy máu để không gây mất máu, nhiễm khuẩn.
- Đặt nạn nhân nằm ngửa, nghiêng đầu một bên, không được gối cao.
- Không bế, vác nạn nhân, người bị chấn thương sọ não phải được đặt nằm trên ván hoặc bề mặt cứng, phẳng, tránh gây tổn thương cột sống.
Tất cả mọi vết thương chảy máu ngoài da cần phải được băng bó, cầm máu cẩn thận tránh gây ra mất máu và nhiễm khuẩn, gây khó khăn cho quá trình điều trị chấn thương sọ não.

Điều trị chấn thương sọ não.
Tùy vào tình trạng bệnh mà người bị chấn thương sọ não sẽ được điều trị nội khoa và ngoại khoa. Mục tiêu chính của điều trị chấn thương sọ não là điều chỉnh áp lực tưới máu não và điều chỉnh áp lực trong sọ.
Điều trị nội khoa
Bệnh nhân được điều chỉnh nội khoa bao gồm các công đoạn:
- Giảm áp lực sọ não.
- Cân bằng thông số tưới máu não ở mức ổn định (>70 mmHg)
- Dùng Barbiturate hoặc Propofol để gây ngủ.
- Sử dụng dung dịch ưu trương Mannitol 20%.
- Các liệu pháp: hạ thân nhiệt, tăng thông khí.
- Đảm bảo huyết áp ổn định.
Điều trị ngoại khoa
Quá trình điều trị chấn thương sọ não ngoại khoa nhằm:
- Mở rộng sọ giải p
- Giảm máu trong sọ với các trường hợp cần thiết.
- Đưa lưu dịch não tủy ra bên ngoài.
- Giữ các vết thương sọ não được sạch.
- Phẫu thuật trong trường hợp sọ hở hoặc kín.

Để điều trị chấn thương sọ não hiệu quả, không chỉ cần đến tay nghề của bác sĩ, mà còn cần sự quyết tâm, ý chí của người bệnh và người thân. Phục hồi chấn thương sọ não hoàn toàn đòi hỏi quá trình lâu dài và bền bỉ theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất.
Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn