Làm thế nào để xử lý bỏng nước sôi hiệu quả nhất?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Trong số các nguyên nhân gây bỏng, bỏng nước sôi chiếm tỉ lệ cao nhất, đặc biệt với trẻ em và người cao tuổi. Vết bỏng sẽ được sơ cứu nhanh gọn theo 6 bước xử lý bỏng nước sôi hiệu quả sau.

Xử lý bỏng nước sôi bằng dội nước lạnh
Xử lý bỏng nước sôi bằng dội nước lạnh

Bước 1: Giảm độ đau rát của vết thương.

  • Ngay sau khi bị nước sôi vào da, cần lập tức nhúng vùng da bị bỏng vào nước lạnh để từ 15-25 phút để làm dịu vết bỏng.
  • Nếu nước sôi dội vào người, cần cởi bỏ quần áo vùng bị ướt nhanh nhất trước khi bỏng thành bọng nước. Nếu để lâu, các bọng nước xuất hiện khiến việc cởi bỏ trang phục khó khăn vì cọ xát vào vết thương. Trong trường hợp quần áo bị dính vào vết bỏng, cần được bác sĩ tư vấn cách thức phù hợp nhất.
  • Cho vết thương tiếp xúc với nước lạnh nhằm hạn chế sự lan rộng của bỏng và giảm đau giúp xử lý bỏng nước sôi hiệu quả.

Bước 2: Không chạm vào vết bỏng.

Không chạm hoặc dùng các chất chà xát lên vết bỏng trong vòng 24h để giữ vết bỏng được sạch sẽ. Dùng gạc y tế để đắp vào vết bỏng tránh sự tác động bên ngoài vào vết thương.

Dùng băng gạc sạch để xử lý bỏng nước sôi
Dùng băng gạc sạch để xử lý bỏng nước sôi

Bước 3: Rửa vết bỏng bằng xà phòng.

Nên xử lý bỏng nước sôi bằng xà phòng hoặc nước muối sinh lý khi vết thương được 24h. Nên rửa mỗi ngày một lần để sát trùng cho vết bỏng, sau khi rửa lau khô bằng khăn sạch.

Bước 4: Tận dụng lá nha đam.

Nha đam là thần dược với làn da, ngoài tác dụng bổ sung vitamin, chống lão hóa…nha đam còn có tác dụng rất tốt trong việc làm dịu vết bỏng . Xử lý vết bỏng nước bằng nha đam giúp vùng da bị bỏng không bị khô nứt, nhanh liền sẹo. Nếu không có nha đam tươi, bạn có thể sử dụng kem chất tinh chất nha đam có bán tại các nhà thuốc để điều trị bỏng hiệu quả.

Xử lý bỏng nước sôi bằng thuốc có tinh chất nha đam
Xử lý bỏng nước sôi bằng thuốc có tinh chất nha đam

Bước 5: Sử dụng thuốc kháng sinh.

Để vết thương nhanh lành và tránh bị nhiễm trùng, bạn nên xử lý bỏng nước sôi bằng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc này giúp hạn chế sự lan rộng của vết thương và giữ cho vùng da bị bỏng không bị nhiễm trùng.

Bước 6: Xử lý các vết phồng.

Các bọng nước do bỏng thường xuất hiện từ 1-2 ngày và tự mất. Không nên chọc vỡ hay cọ sát vào các bọng nước này.

Một số loại thực phẩm chứa vitamin C, D giúp tăng sức đề kháng cho cơ mà mà người bị bỏng nên ăn như cam, chanh…

Với các trường hợp bỏng nặng, cần lập tức đến các bệnh viện, cơ sở y tế gần nhất để được sơ cứu và điều trị dưới sự tư vấn của bác sĩ.

Hoàng Thu – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới