Cuộc sống vợ chồng làm ngành Y không phải lúc nào cũng êm đềm hạnh phúc, chỉ một vấn đề nhỏ như chia sẻ công việc nhà thôi, nếu không được giải quyết cũng có thể dẫn hôn nhân đến bên bờ đổ vỡ bất cứ lúc nào.
- 4 con Giáp kiếm tiền giỏi nhất nếu làm ngành Y
- Gái ngành Y tuổi Tuất không lo ế chồng?
- Gái ế ngành y ghét cay ghét đắng ngày Valentine?
Khi cả vợ chồng đều làm ngành Y
Khi một mối quan hệ đã đi đến hôn nhân thì đó không còn là câu chuyện của 2 người, hôn nhân muốn tồn tại lâu dài thì rất cần có sự cảm thông, chia sẻ của cả vợ và chồng. Đã có rất nhiều cặp vợ chồng đến với nhau và chung sống hạnh phúc nhưng cũng có những cặp vợ chồng phải dắt nhau ra tòa, hôn nhân tan vỡ, con cái bơ vơ. Tại sao lại vậy?
Tôi có một người chị, chị đã kết hôn 5 năm và 2 vợ chồng đều làm trong ngành Y tế và đã có với nhau một bé trai kháu khỉnh. Chuyện tình yêu của chị đẹp đến mức khiến nhiều người phải khâm phục. Tuy nhiên, một ngày gần đây, chị gọi cho tôi, trong tiếng nấc nghẹn ngào, chị nói anh và chị vừa ở tòa về, thủ tục ly hôn đã hoàn tất. Nghe chị nói, tôi hoàn toàn bị động và không hiểu chuyện gì đã xảy ra với chị?
Một lần đi cafe, chị tâm sự: Chuyện hôn nhân, gia đình có nhiều vấn đề nếu không giải quyết được thì sẽ xảy ra mâu thuẫn và dẫn đến đổ vỡ. Chuyện của anh chị, ly hôn không phải vì anh hay chị có người khác, không phải hết yêu hay gặp trục trặc về kinh tế mà là do không tìm được tiếng nói chung trong việc chăm sóc nhà cửa và con cái. Chị biết anh vẫn còn yêu chị và chị cũng vẫn yêu anh nhiều lắm.
Cả anh và chị đều làm trong ngành Y tế, công việc ở bệnh viện áp lực, cả ngày phải đấu tranh với “thần chết” để cứu người. Tuy nhiên, ngay sau khi rời khỏi bệnh viện, anh đã dành hết thời gian để làm những thứ anh thích nhưng còn chị thì khác, cởi bỏ áo bluse chị lại mặc lên người chiếc tạp dề và bận rộn với những công việc “không tên” để vun vén cho tổ ấm của mình. Trong khi anh thoải mái ngồi xem bóng đá thì chị phải đón con, giặt đồ, nấu nướng, dọn nhà rồi chăm cho con ăn, con học, đối nội, đối ngoại….Chị mệt, chị không có thời gian để nghỉ ngơi, ngay cả giấc ngủ cũng chẳng bao giờ được trọn vẹn. Áp lực dồn nén, rồi anh chị cãi vã và dẫn đến kết cục ngày hôm nay.
Tại sao không ngồi lại nói chuyện để hiểu nhau hơn? Tôi hỏi.
Dường nhu câu hỏi của tôi đã chạm vào nỗi đau của chị: “Những câu chuyện không bao giờ có hồi kết, chị đã nhiều lần gọi anh ngồi lại nói chuyện và đề nghị anh chia sẻ việc nhà cùng với chị. Tuy nhiên, thay vì đồng cảm, anh yêu cầu chị nghỉ việc ở bệnh viện để ở nhà chăm sóc con và gia đình. Anh khiến chị cảm thấy đau đớn, bảo chị nghỉ việc có khác nào giết chị, anh biết đam mê với nghề của chị lớn thế nào mà. Anh đã quên mất rằng, anh chị yêu nhau cũng bởi có chung niềm đam mê với y dược. Cũng tại thời khắc đó, chị biết rằng, chẳng thể nào khiến anh hiểu và thông cảm cùng chị, ly hôn là biện pháp duy nhất để giải thoát cho cả 2 người.
Vợ chồng ngành Y không nếu không chia sẻ việc nhà sẽ dễ ly hôn
Hôn nhân được xây dựng trên nền tảng thấu hiểu và chia sẻ, tôi thương người chị của mình nhưng cũng phần nào hiểu được lý do mà chị quyết định ly hôn.
Một số nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, một người vợ nếu làm quá nhiều việc, trong tâm lý thường không cảm thấy hạnh phúc thì rất dễ rơi vào bế tắc mệt mỏi. Trong khi đó, các ông chồng lại không thấu hiểu và có sự chia sẻ là điều khiến cho cuộc hôn nhân đến bên bờ vực thẳm – tiến sĩ Maria Branden cho biết.
Qua câu chuyện của chị, tôi hiểu rằng, chẳng cần phải là vợ chồng ngành Y, bất cứ cặp vợ chồng nào nếu không được chia sẻ việc nhà đều sẽ dẫn đến ly hôn.
Hải Đường – Ytevietnam.edu.vn