Chế độ ăn dinh dưỡng lành mạnh kết hợp với tập luyện vận động hợp lý chính là một trong những yếu tố mấu chốt giúp mẹ bầu hạn chế tiểu đường khi mang thai.
- Bác sĩ chia sẻ 10 thực phẩm tốt cho đời sống tình dục
- Giải độc gan, tăng cường chức năng gan nhờ bông atisô
- Điểm danh thực phẩm giúp sĩ tử tăng cường trí nhớ trong mùa thi
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và không nên ăn gì?
Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, tiểu đường thai kỳ là tình trạng tăng đường huyết thời kỳ mang thai, thường gặp từ tuần thứ 24-28. Tình trạng tăng đường huyết lúc mang thai có thể gây ra những hậu quả cho mẹ cũng như thai nhi ở các mức độ khác nhau. Chế độ dinh dưỡng lành mạnh và luyện tập như đi bộ, bơi lội… đã có hiệu quả tới 80-90% các trường hợp mắc tiểu đường khi mang thai.
Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và không nên ăn gì?
- Nhóm thức ăn chứa nhiều tinh bột
Theo chia sẻ của các chuyên gia dinh dưỡng, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ít tinh bột, đường bởi nhóm thức ăn đó có chứa nhiều carbonhydrat sẽ làm đường máu tăng nhanh. Để đảm bảo đủ năng lượng cho mẹ và bé phát triển khỏe mạnh, cần chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 bữa một ngày với 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ. Ngoài ra, nên ăn các bữa vào một thời gian cố định với khối lượng tương tự nhau giữa các ngày sẽ giúp duy trì đường huyết tốt hơn.
Carbonhydrat phức có tốc độ hấp thu đường chậm, ổn định đường huyết hơn do đó mẹ bầu nên ăn loại thực phẩm này hơn bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau xanh, đậu bắp….và không nên ăn những thực phẩm như bánh mì, bánh ngọt, cơm trắng, xôi, nước ngọt, kẹo…vì chứa Carbonhydrat đơn hấp thu rất nhanh vào trong máu làm tăng nhanh đường huyết.
- Nhóm sữa
Điều dưỡng viên Lâm Thị Nhung giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, mẹ cũng nên uống sữa và ăn sữa chua hàng ngày.
- Nhóm ít ảnh hưởng đến đường máu
Nhóm ít ảnh hưởng đến đường máu bao gồm: chất đạm và chất béo, các loại rau xanh,… Mẹ bầu có thể ăn thoải mái các loại rau củ không tinh bột như rau diếp, rau cải, cần tây, súp lơ xanh, cà rốt…Bởi 1 khẩu phần ăn nhóm này chỉ chứa 5g carbonhydrat mà hầu hết lượng carbonhydrat này đến từ chất xơ.
Đối với chất đạm, mẹ bầu nên ăn những loại đạm giàu protein như thịt lợn, gà, bò.., trứng, đậu và các sản phẩm được chế biến từ sữa, tránh ăn loại có chứa nhiều chất béo bão hòa như: xúc xích, thịt xông khói. Chất béo có nguồn gốc từ thực vật như dầu oliu, dầu lạc, dầu đậu nành… là những chất béo có lợi cho sức khỏe bởi nó giúp hấp thu các vitamin, chống oxy hóa là loại mà mẹ bầu nên ăn.
Mẹ bầu nên hạn chế sử dụng những thực phẩm chứa quá nhiều tinh bột
- Kiểm tra đường máu hằng ngày
Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, những nỗ lực của mẹ bầu trong việc điều chỉnh chế độ ăn uống có đạt được mục tiêu hay không thể hiện ở kết quả đo đường máu. Hãy ghi lại chế độ ăn và kết quả đường máu hằng ngày, đến tư vấn bác sỹ và chuyên gia dinh dưỡng để được giúp đỡ nếu không đạt mục tiêu nhé. Mục tiêu đường máu cho phụ nữ mắc đái tháo đường thai kỳ trước bữa ăn là dưới 5.3 mmol/l, sau ăn 1 giờ là dưới 7.8 mmol/l và sau ăn 2 giờ là dưới 6.7 mmol/l.
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, mẹ bầu đã biết cách phòng tránh và chủ động điều chỉnh chế độ ăn trong quá trình mang thai.
Thanh Mai – ytevietnam.edu.vn