Một số bệnh nguy hiểm và thuốc dự phòng cần thiết cho người dân vùng lũ

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Để chủ động phòng ngừa một số dịch bệnh nguy hiểm có thể bùng phát, người dân sống trong vùng có nguy cơ xảy ra lũ lụt nên dự phòng trước một số loại thuốc cơ bản trong nhà.

Một số bệnh nguy hiểm và thuốc dự phòng cần thiết cho người dân vùng lũ

Một số bệnh nguy hiểm và thuốc dự phòng cần thiết cho người dân vùng lũ

Một số bệnh nguy hiểm thường gặp trong mùa mưa lũ

Điều kiện vệ sinh kém cùng với đó là nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm trầm trọng, bởi vậy vào những ngày mưa lũ rất dễ sản sinh các mầm mống gây bệnh, thậm chí có thể bùng phát thành dịch và lây lan với tốc độ nhanh chóng trong cộng đồng. Dưới đây là một số bệnh nguy hiểm thường gặp trong mùa mưa lũ mà thông tin y học mới nhất đã tổng hợp.

Bệnh tiêu chảy

Một trong những căn bệnh phổ biến nhất sau mùa mưa lũ là tiêu chảy. Đặc biệt, trong điều kiện vệ sinh kém, vi khuẩn tả và Rotavirus có khả năng lây lan và phát triển nhanh chóng từ đó bùng phát thành dịch. Các số liệu thống kê từ Bộ Y tế cũng cho thấy rằng, vào mùa mưa lũ và sau khi nước rút số ca mắc bệnh tiêu chảy luôn cao đột biến so với các thời điểm khác trong năm.Thêm vào đó, do nguồn nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh nên các bệnh nhân mắc bệnh thường lâu khỏi, dai dẳng kéo dài từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Sốt xuất huyết

Môi trường lý tưởng nhất để loài muỗi sinh sôi và nảy nở là các vũng nước tù đọng ở đường, chum, vại,… bởi vậy sau thời gian mưa lũ kéo dài nguy cơ dịch sốt xuất huyết bùng phát và lây lan là vô cùng lớn. Nhiều chuyên gia y tế cũng cảnh báo rằng, khi thời tiết mưa ẩm ướt kéo dài nên mặc quần áo dài tay hoặc mắc màn khi ngủ để tránh bị muỗi đốt. Bên cạnh đó, khi gặp một số triệu chứng như: mệt mỏi, sốt cao, xuất huyết (chảy máu chân răng, nổi nốt đỏ trên da, đi ngoài ra máu) thì cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và tiến hành các xét nghiệm Y tế để kiểm tra lượng tiểu cầu trong máu.

Đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ

Bệnh đau mắt đỏ

Theo thông tin mới nhất, trong đợt kiểm tra sức khỏe cho người dân vừa qua tại các vùng bị ngập lụt của huyện Chương Mỹ – Hà Nội đã có tới hơn 40 ca mắc bệnh đau mắt đỏ và con số này sẽ tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới, thậm chí bùng phát thành dịch. Theo các chuyên gia y tế, mưa lớn kéo dài dẫn đến ngập úng, nguồn nước bị nhiễm khuẩn là nguyên nhân làm cho nguy cơ người lớn và trẻ em mắc bệnh đau mắt đỏ càng tăng cao. Trong trường hợp bị nhiễm bệnh, nên rửa mặt hàng ngày bằng nước muối sinh lý đồng thời tránh dùng chung khăn, chậu rửa mặt với người khác.

Ngoài ra, trong và sau thời gian mưa lũ còn xuất hiện một số bệnh khác như: cảm lạnh, một số bệnh ngoài da, viêm họng, viêm amiđan cấp (sốt cao, đau họng), bệnh bệnh sốt vàng da (sốt cao có vàng da kèm theo vàng mắt, có thể là bệnh viêm gan A hoặc viêm gan E, sốt vàng da chảy máu do xoắn khuẩn Leptosspira), bệnh viêm da dị ứng,… Bởi vậy, mỗi cá nhân hoặc từng gia đình nên chuẩn bị một số thuốc thông thường đề phòng những thời điểm bất tiện này.

Những thuốc nên dự phòng trong mùa mưa lũ

Theo các Dược sĩ Cao đẳng Y Dược TPHCM – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, vào thời điểm mưa lũ trong tủ thuốc gia đình bạn nhất định phải có thuốc hạ sốt, giảm đau và loại thông dụng nhất là paracetamol, phòng trong các trường hợp sốt trên  38,5 độ C. Bên cạnh đó, để đối phó với bệnh tiêu chảy, cần bổ sung ngay một số thuốc như: smectite intergrade đồng thời mỗi gia đình cũng nên có ít nhất 10 gói oresol để bổ sung chất điện giải và xử trí bù nước sau khi bị tiêu chảy.

Những thuốc nên dự phòng trong mùa mưa lũ

Những thuốc nên dự phòng trong mùa mưa lũ

Đối với thuốc trị ho, các Bác sĩ khuyến cáo nên chuẩn bị loại thông dụng nhất là ambroxol hydrochloride dạng siro, với người lớn nên mua loại thuốc viên. Ngoài ra, trong gia đình có người bị hen thì có thể dùng loại siro có thành phần terbutalin sulphate và bổ sung thêm thuốc xịt họng có thành phần salbutamol sulfate trong tủ thuốc dự phòng. Đặc biệt, nên chuẩn bị một số thuốc nhỏ mắt như: nước muối sinh lý 9%o, cloramphenicol 1%o, hoặc tobrex 0,4%, hoặc tobrin 0,4%, để phòng khi nước lũ tràn về, dùng nước bẩn bị đau mắt đỏ.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, tuy nhiên việc chủ động chuẩn bị và dùng thuốc chỉ để làm nhẹ dấu hiệu của bệnh vì vậy, sau khi nước rút nếu tình trạng bệnh chưa khỏi người nhà cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị dứt điểm.

Hiền Thân – ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới