Mua thuốc ngoài bệnh nhân có được BHYT thanh toán?

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (8 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Hết thuốc điều trị, bệnh viện không vay được thuốc khiến người bệnh phải tự bỏ tiền túi của mình mặc dù họ có thẻ Bảo hiểm y tế (BHYT) khám đúng tuyến. Vậy số tiền này ai sẽ là người trả cho người bệnh?

benh-vien-thieu-thuoc-Vincran-benh-nhan-mua-ngoai-co-duoc-bhyt-thanh-toan

Mua thuốc ngoài bệnh nhân có được BHYT thanh toán?

Bệnh viện thiếu nhiều loại thuốc

Hiện nay tại các bệnh viện đang xảy ra tình trạng thiếu thuốc trầm trọng, đặc biệt là những loại thuốc điều trị ung Vincran, các bệnh viện phải lao đao đi vay thuốc của nhau mới có đủ thuốc điều trị cho bệnh nhân. Trước thông tin này, Trưởng khoa Dược (Bệnh viện K), ông Vũ Đình Tiến cho biết trong thời gian qua có nhiều bệnh viện đề nghị bệnh viện K cho vay thuốc Vincran hoạt chất Vincristine, trong đó có trong đó có 2 bệnh viện Ung bướu TP Hồ Chí Minh, Ung bướu Hà Nội và một bệnh viện tuyến Trung ương.

Theo bác sĩ Dương Trường Giang – giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, thuốc Vincran hoạt chất Vincristine nếu bao gồm thuế, phí và lệ phí thì có giá 92.000 đồng/1 lọ và là loại thuốc quan trọng trong việc dùng trong điều trị u nguyên bào thần kinh, u lympho ác tính và một số bệnh khác. Đặc biệt đây là một trong những loại thuốc chỉ có duy nhất một nhà cung cấp có tên thương mại là Vincran nên khi xảy ra tình trạng thiếu thuốc sẽ rất khó có thể xoay xở. Quay trở lại tình trạng thiếu thuốc tại các bệnh viện, mặc dù bệnh viện K dự trữ đủ thuốc nhưng do đặc thù trong việc nhập loại thuốc này rất khó nên bệnh viện cũng không dám thẳng tay giúp đỡ để đảm bảo cung ứng trong bệnh viện, do đó chỉ hai bệnh viện được đáp ứng vay thuốc.

mua-thuoc-ngoai-benh-nhan-co-duoc-bao-hiem-y-te-thanh-toan

Bệnh viện thiếu nhiều thuốc

Theo nhiều thông tin y học tại Việt Nam, không chỉ thuốc Vincran hoạt chất Vincristine thiếu, các loại thuốc giảm đau dành cho bệnh nhân ung thư cũng bị thiếu trong thời gian qua. Tuy nhiên điều này liên quan đến Luật Dược mới, trong đó yêu cầu các đơn vị kinh doanh thuốc bắt buộc phải có giấy phép của Chính phủ nhưng do nghị định chưa ban hành cụ thể nên đơn vị cung ứng cũng có công văn tạm dừng cung ứng thuốc vì chưa có giấy phép, gây ra tình trạng thiếu thuốc trên.

BHYT thanh toán tiền thuốc bệnh nhân mua ngoài?

Trước thông tin các bệnh viện thiếu thuốc, vay không được khiến người bệnh phải mua thuốc ở ngoài, Phó vụ trưởng Vụ Bảo hiểm y tế (Bộ Y tế), TS Hà Văn Thúy kiểm chứng lại thông tin đúng là trong thực tế các bệnh viện có xảy ra tình trạng hết thuốc trong những giai đoạn chuyển giao. Mặc dù trong quy định, các bệnh viện phải bảo đảm cung ứng thuốc để điều trị cho bệnh nhân nhưng trong trường hợp bất khả kháng, bệnh viện hết thuốc, không vay được thuốc, người bệnh phải đi mua thuốc ở ngoài nhưng khám đúng tuyến họ sẽ được thanh toán trực tiếp tại cơ quan BHXH nơi họ đăng kí khám chữa bệnh ban đầu.

TS Hà Văn Thúy giải thích thêm, trong trường hợp bệnh viện hết thuốc mà người bệnh được chỉ định sử dụng thuốc trong danh mục thì người bệnh có thể mua thuốc ở ngoài, bệnh viện thanh toán lại với người bệnh theo hóa đơn mua thuốc, sau đó bệnh viện thanh toán lại với cơ quan bảo hiểm. Ngoài ra, ngưởi bệnh có thể trực tiếp thanh toán với cơ quan Bảo hiểm xã hội sau khi xuất trình hóa đơn và bệnh viện có trách nhiệm cung cấp các chứng từ phục vụ việc thanh toán. Theo đánh giá của các bác sĩ khám bệnh tại các bệnh viện, với cách làm này của Bộ Y tế, bệnh viện không chỉ có thể chủ động trong việc tìm kiếm nguồn cung ứng thuốc từ các bệnh viện khác, việc điều trị của các bác sĩ không bị ảnh hưởng mà quyền lợi của người bệnh đóng BHYT vẫn được đảm bảo.

bhyt-thanh-toan-thuoc-nguoi-benh-mua-ngoai

BHYT có vai trò gì với người bệnh?

Tuy nhiên một câu hỏi được đặt ra nếu người bệnh mua giá thuốc bên ngoài cao hơn so với giá thuốc trúng thầu thì khoản chênh lệch này sẽ giải quyết ra sao? Theo chuyên viên Vụ BHYT hiện nay chưa có quy định nào cho phép thanh toán tiền thuốc cao hơn giá thuốc trúng thầu nhưng cơ quan BHXH sẽ thanh toán dựa vào từng trường hợp cụ thể. Qua sự việc này, các chuyên gia Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur đưa ra góp ý, bệnh viện cần phải nâng cao trách nhiệm trong việc cung ứng đủ thuốc, tránh tình trạng bệnh nhân tự mua thuốc. Trong trường hợp bất khả kháng, bệnh viên không vay được thuốc thì cần chuyển bệnh nhân nhân lên tuyến trên để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người bệnh.

Bích Nhuần – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới