Muốn có Bác sĩ giỏi hãy chú ý đến khâu đào tạo

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (1 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Y đức vẫn là cái cớ để người dân, dư luận xã hội vin vào lên tiếng phán xét chỉ trích các Bác sĩ, nhân viên y tế trong lĩnh vực y tế khi có sự cố không hay.

Muốn Bác sĩ giỏi cần đào tạo tốt

Trong ngành Y dấy lên một vấn đề đó là tổ chức xét tuyển môn văn để làm nền tảng Y đức cho các Bác sĩ tương lai gây nên những tranh cãi, ồn ào dư luận xã hội trong một thời gian dài. Thiết nghĩ vấn đề Y đức không nằm ở chỗ người thầy thuốc có học giỏi văn hay không do chính tấm lòng nhân ái của họ, không lẽ người không học văn sẽ không có tâm hồn.

Muốn có Bác sĩ giỏi hãy chú ý đến khâu đào tạo

Có một thực tại của Bác sĩ mà ít người quan tâm đến: Lương thấp, cường độ, khối lượng công việc cao, áp lực kinh tế cơm áo gạo tiền, trình độ dân trí thấp, thiếu văn hóa trong cách hành xử với những người làm ngành Y.

Bác sĩ  Ngọc Bích công tác tại bệnh viện đa khoa Đống Đa phụ trách giảng dạy Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược ngoài giờ hành chính chia sẻ: Bác sĩ không thiếu chữ,không thiếu văn chỉ là chế độ đãi ngộ quá rẻ mạt, đồng lương không tương xứng khiến hai chứ Y đức bị méo mó. Từ xa xưa cha ông ta vẫn dạy câu “có thực mới vực được đạo” trong khi các ngành nghề khác đều được tự do phát triển thì ngành Y tế lại bị kìm kẹp vây hãm bởi chế độ bao cấp của nhà nước. Thực tế để có những Bác sĩ giỏi quan trọng nhất vẫn do quá trình đào tạo và Y đức cũng chính là thiên hướng các nhà quản lý cũng cần chú trọng cả tài lẫn đức cho sinh viên y khoa.

Bác sĩ cần có tâm với nghề

Một Bác sĩ giỏi cần có Tâm với nghề điều này mang tính bắt buộc, họ phải thấu hiểu,đồng cảm có tấm lòng yêu thương đối với bệnh nhân cũng như biết cách giao tiếp, hành xử, diễn đạt với người bệnh.

Thu Mai điều dưỡng viên công tác tại bệnh viện Y học Cổ truyền Trường Giang theo học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược cho biết: Bác sĩ không chỉ đóng vai trò cấp cứu chữa bệnh họ còn như một người tâm lý biết cách chia sẻ,động viên, an ủi bệnh nhân trong cơn bạo bệnh. Bởi vậy nên người thầy thuốc mới được ví như mẹ hiền chăm chút tỉ mẩn, kĩ lưỡng cho những đứa con của mình, mối quan hệ giữa Bác sĩ và bệnh nhân được gắn kết bằng niềm tin với nhau cần được chú trọng hơn. Không chỉ đạo đức, kiến thức và chuyên môn của Bác sĩ cũng cần được chú trọng, bệnh nhân cần một người thầy thuốc có tay nghề giỏi y đức tốt chứ không cần người nói giỏi nhưng khả năng chẩn đoán bệnh lại kém.

Giảng viên Nam Anh công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Tâm đức, nhân ám, yêu thương con người ở tự trong tâm của mỗi người không phải ai học văn cũng có đạo đức tốt nên không thể đánh đồng việc Bác sĩ phải giỏi văn để có Y đức. Nói về vấn đề đạo đức không chỉ riêng ngành Y mà tất cả các ngành nghề trong xã hội đều cần cải thiện đặc biệt trong giáo dục đây là ngành có tác động ảnh hưởng đến các thế hệ và cả xã hội về lâu dài cho nên không thể qua loa, đại khái mọi chuyện cho xong.

Chính vì vậy để có những Bác sĩ tương lai tài giỏi cần được đào tạo bài bản, đổi mới mô hình đào tạo cho sinh viên  đồng thời đòi hỏi mỗi cá nhân đều tự rèn luyện cái “tâm”, cái”đức” và cái “tầm” của người thầy thuốc tạo nên nền tảng vững chắc cho ngành Y tiến xa hơn. Đồng thời xã hội cũng cần nhìn nhận lại mọi chuyện, có cái nhìn bao dung hơn với Bác sĩ chứ không phải vội vàng lên tiếng trách móc phán xét ném đá. Bác sĩ cũng có lương tâm, lòng tự trọng của mình họ sẽ bị tổn thương ghê gớm bởi sự trừng phạt của tòa án lương tâm, của những người đồng nghiệp, gia đình, bệnh nhân khiến họ suy sụp và thất vọng về chính bản thân mình.

Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới