Mướp đắng là thực phẩm không chỉ làm món ăn hằng ngày mà còn có tác dụng chữa bệnh hiệu quả, cách sử dụng chế biến khác nhau mang lại công hiệu điều trị khác nhau.
- Các biến chứng thường gặp của u xơ tiền liệt tuyến
- 5 lời khuyên chăm sóc sức khỏe nơi công sở chuẩn nhất
- Những dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu vitamin B1
Mướp đắng không chỉ là món ăn mà còn là vị thuốc
Dưới đây là một số công dụng đặc biệt mà bạn có thể nhận thấy ở mướp đắng.
Cách gọi tên
Mướp đắng còn có tên gọi khác là: Khổ qua, cẩm lệ chi, lại bồ đào, hồng cô nương, lương qua, mướp mủ, chua hoa (Mường)…
Bộ phận dùng
Bộ phận dùng là quả tươi hay khô, có thể dùng cả hạt và lá để làm thuốc. Hạt dùng với liều 3g hạt khô dưới dạng thuốc sắc.
Tính vị công dụng của mướp đắng
Theo y học cổ truyền, mướp đắng tính hàn, vị đắng, vào kinh tâm, phế, vị; có tác dụng thanh nhiệt giải thử, lương huyết lợi niệu, thanh tâm khứ hỏa, minh mục giải độc, nếu được dùng thường xuyên sẽ giúp giảm các bệnh ngoài da, làm cho da dẻ mịn màng. Nước sắc mướp đắng tươi có tác dụng chữa ho, chữa mụn trứng cá, chữa rôm sẩy (uống trong và bôi ngoài). Ngoài ra, mướp đắng còn có nhiều tác dụng khác như: kích thích ăn uống, chống viêm, hạ sốt.
Theo y học hiện đại, trong mướp đắng có: momordicin, hỗn hợp charantin và protein, adenin, betanin, các loại đường β-Sitosterol-β-D-glucoside, 5,25-Stigmastadien-3β-ol-β-D-glucoside vitamin B, và rất giàu vitamin C, trong đó momordicin là các glucozid đắng (momordiccosid A, B, C, D, E) có tác dụng diệt các loại vi khuẩn và siêu vi khuẩn, giúp cơ thể chống lại các tế bào ung thư đang phát triển. Theo các nghiên cứu dược lý, mướp đắng còn có các tác dụng sau:
Tính vị công dụng của mướp đắng
+ Chống các gốc tự do là nguyên nhân gây lão hóa và phát sinh các bệnh lý về tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thần kinh, viêm đường tiết niệu, đái tháo đường, phòng xơ vữa động mạch…
+ Tăng oxy hóa glucose, ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào, ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose.
+ Có tác dụng sinh học giống insulin, giúp cơ thể tăng tiết insulin, rất tốt với bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2.
+ Mướp đắng khi ăn sống có tác dụng hạ đường huyết, hạ mỡ máu, giảm béo rất tốt.
Đây cũng là vị thuốc trong y học cổ truyền rất tốt.
Một số bài thuốc chữa bệnh từ mướp đắng
- Dùng làm nước tắm cho trẻ em nhiều rôm sảy
Mướp đắng 3-4 quả. Rửa sạch bổ làm 4-5 miếng, đun sôi, gạt lấy nước để ấm nước tắm cho bé. Tắm ngày 1 lần.
- Chữa thấp khớp
Nguyên liệu gồm: lá mướp đắng 10g, dây đau xương 10g, cây xấu hổ 8g, cỏ xước 8g, cối xay 10g, quế chi 5g, gừng tươi 5g, cây vòi voi sao vàng 10g. sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa ho
Mướp đắng 2-3 quả, rửa sạch, đun lấy nước, cho tiếp đại táo 10 quả vào đun sôi tiếp khoảng 15 phút. Nước uống có tác dụng thanh nhiệt, chữa ho đờm do nhiệt.
Chú ý: người có tỳ vị hư hàn thì không nên dùng nhiều.
Nguồn ytevietnam.edu.vn