Nghề bác sĩ cao sang danh vọng nhưng vô cùng cực khổ

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Một khi đã đi theo nghề bác sĩ họ không có quyền lựa chọn bệnh nhân hoặc loại bệnh để điều trị từ các căn bệnh mạn tính, bệnh nguy hiểm, bệnh lây nhiễm cao… họ đều phải tiếp nhận.

Nghề y vốn được mệnh danh là một nghề cao quý đặc biệt bởi nó gắn liền với sinh sức khỏe, sinh mạng của con người. Bởi vậy để trở thành bác sĩ luôn có những đòi hỏi đặc biệt, phải trải qua những khó khăn, thử thách, áp lực nhọc nhằn trong nghề.

Nghề bác sĩ cao sang danh vọng nhưng vô cùng cực khổ

Thiên chức của bác sĩ chữa bệnh cứu người

Sức khỏe, sinh mạng chính là vốn đáng quý nhất của con người và thiên chức của bác sĩ chữa bệnh cứu người là điều tốt đẹp nhất họ mang lại cho đời. Dù ốm đau nhẹ hay nặng thậm chí nguy kịch tới tính mạng chỉ có những người thầy thuốc có kiến thức,  năng lực mới có thể cứu chữa được. Trong ngành Y có những dịch bệnh nguy hiểm về viêm đường hô hấp cấp như cúm A H5N1, dịch SARS xảy ra. Tất cả các bác sĩ đều tập trung hết khả năng của mình để tìm ra nguyên nhân của căn bệnh quái ác mong giành giật lại sự sống cho bệnh nhân.

Bác sĩ Trường Giang hiện đang công tác tại Cao đẳng Y Dược Hà NộiTrường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ: Dù công việc có áp lực vất vả thậm chí nguy cơ lây nhiễm cao nhưng mọi người vẫn luôn hoàn thành trách nhiệm của mình với tất cả tấm lòng. Bởi họ hiểu hơn ai hết tính mạng quý giá của hàng ngàn con người đang nằm trong tay mình. Với bác sĩ điều tuyệt vời nhất, đáng trân trọng nhất khi bệnh nhân của họ được “sống thêm một lần nữa”.

Nghề bác sĩ sang nhưng vô cùng cực khổ

Nghề bác sĩ vốn được mệnh danh là một trong những nghề cao quý được mọi người trọng vọng. Vô hình chung xã hội chất lên vai những người y sĩ, thầy thuốc sứ mệnh nặng nề cao cả nhưng cũng cứa lên người họ bao vết thương lòng lẫn thể xác. Anh Thành An học viên Học Chuyển đổi Văn bằng 2 Cao đẳng Y Dược Hà Nội chia sẻ: Với bác sĩ hai chữ “Y đức” luôn đè nặng trong tâm trí họ chỉ cần có những hành động ứng xử không hài lòng với bệnh nhân đều bị mang tiếng. Chính điều này đã khiến không ít bộ phận y bác sĩ cảm thấy mệt mỏi nặng nề nản lòng trong công việc của mình.

Bác sĩ gặp nguy hiểm khi liên tiếp các vụ bạo hành y tế xảy ra

Không chỉ gặp áp lực cường độ công việc cao, áp lực từ bệnh nhân, người thân, dư luận xã hội họ còn phải đối mặt với nguy cơ bạo lực y tế có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đôi khi những hành động quá khích, mất kiểm soát từ bệnh nhân, người nhà bệnh nhân khiến họ bị tổn thương nặng nề.

Nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao

Với người theo nghề y họ không có quyền lựa chọn căn bệnh cũng như từng bệnh nhân để điều trị. Tất cả các căn bệnh mạn tính, bệnh nguy hiểm, nguy cơ lây nhiễm cao họ đều không có quyền từ chối. Không chỉ chịu áp lực công việc họ còn trực tiếp tiếp xức với nguồn bệnh khiến nguy cơ lây nhiễm cao hơn người khác, đôi khi họ phải trả giá bằng chính tính mạng của mình nếu không cẩn trọng trong quá trình điều trị cho bệnh nhân.

Bác sĩ luôn phải làm việc nhiều giờ căng thẳng kéo dài

Trong nghề y luôn có những đòi hỏi khắt khe cả về lao động trí óc lẫn tay chân, họ luôn phải làm việc liên tục đảm bảo chính xác cao nhất và kịp thời. Không chỉ vậy các y bác sĩ liên tục làm thêm ngoài giờ, trực đêm với thời lượng kéo dài từ 7h tối hôm trước đến 6h sáng hôm sau.

Chị Ánh Nguyệt điều dưỡng viên tại bệnh viện Bạch Mai hiện đang theo học Văn bằng 2 Cao đẳng Dược chia sẻ: Trong các dịp lễ, tết hầu như tất cả các bác sĩ, điều dưỡng đều phải ở lại làm việc với số lượng công việc gấp đôi ngày thường bởi các vụ tai nạn tăng cao hơn nhiều do ý thức đi lại kém của một bộ phận người dân. Trong khi mọi người được nghỉ ngơi quây quần bên gia đình họ vẫn còn miệt mài với công việc. Thậm chí ngày bình thường họ cũng không có thời gian dành cho con cái, cắt giảm tối đa những sinh hoạt chung với gia đình, dù có nghỉ phép họ cũng không được sử dụng đến. Thực sự không có gì quá lời khi nói rằng, các bác sĩ bận tới mức không có thời gian để uống nước chứ đừng nói ăn đêm, “hết ca chỉ đủ sức lết về nhà”.

Thu Hằng – Ytevietnam.edu.vn

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới