Đã có một cuộc khảo sát về những nghề vất vả nhất trên thế giới thì trong đó có nghề Y, bởi theo như người ta đánh giá thì nghề Y luôn bị quấn quanh bởi trăm sự chua chát và bạc bẽo.
- Bác sĩ và những nỗi sợ “không tên”
- Viết cho những người làm nghề Y
- Ai sẽ là người bảo vệ nhân viên Ngành Y?
Nghề Y nghề của sự chua chát
Nghề Y đi lên từ sự khổ đau
Dễ nhận thấy trong khung cảnh bức bối và trên nền tảng của một xã hội đang mục nát về đạo đức, người ta không còn tin nhau nữa, họ hoài nghi về tất cả, cả với những người đối sử tốt với mình. Tất cả lòng trắc ẩn, tình đồng loại, sự chia sẻ, biết ơn… dễ dàng biến mất, nhường chỗ cho bạo lực, nghi hoặc, hung hãn. Nên mới có việc một bác sĩ nội trú bị mẹ bệnh nhi tát vào mặt, hay bác sĩ bị người nhà bệnh nhân thuê con đồ hành hung về tận nhà riêng, bị dọa nạt, đánh chém tiênm HIV vào người khi đang trong quá trình làm việc…
Sống ở đời bệnh tật không chữa một ai cả. Đã có rất nhiều người bệnh bỏ mạng khi đang nằm trên giường bệnh mà lúc đưa vào nhìn qua thì sức khỏe không đến nỗi tồi tệ lắm. Như vừa qua báo chí đưa tin một bệnh nhân mất khi đưa vào bệnh viện điều trị, nhưng họ nào đâu có biết rằng có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới cái chết mà có thể không hoàn toàn đến từ người bệnh cũng không phải do bác sĩ, như do cơ sở vật chất chưa đủ tân tiến, do thời gian ủ bệnh quá lâu, bệnh phát triển quá đột ngột…. Dường như mọi chuyện không nằm ngoài kịch bản của sự sống và cái chết.
Mà làm gì thì làm, trước mọi ca bệnh nặng, dân trong nghề cũng phải “giữ vững sinh hiệu”, bảo tồn những chức năng tối quan trọng để duy trì sự sống cho người bệnh. Theo như chia sẻ của những người bậc thầy làm trong ngành y tế Việt Nam có thể hình dung ngay được tính khẩn trương trong đặc thù công việc ngành Y.
Xã hội luôn có những định kiến gay gắt với nghề Y
Nghịch lỹ xã hội với ngành Y
Người ta có thể ban hành những qui chế máy móc hiện đại, quy tắc của nghề luôn nhắc nhở người thầy thuốc chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi bệnh nhân. Thì cũng nên ấn định những thái độ ứng xử đúng mực từ phía bệnh nhân và người nhà của họ. Vì sẽ không bao giờ có một nền y khoa nhân bản nào được hình thành từ thái độ du côn hay thù nghịch.
Nhưng cũng rõ ràng không kém, là cái cảm giác ngao ngán khi đọc những thông tin ác ý từ báo chí, những bình luận đầy hỗn xược, đầy mạ mị dành cho những nhân viên Y tế. Những anh hùng bàn phím này không phải là dân y khoa nhưng lại luôn nên án, phê phán gay gắt như thể mình là người trong cuộc hiểu rõ sự tình. Và từ đâu ra, con người lại mang sẵn những định kiến đầy thù nghịch giữa công chúng và y giới như thế?
Đơn giản vì do các bệnh tật trong xã hội ngày càng nhiều, người bệnh thì vào viện xếp hàng dài để chữa bệnh, cơ sở vật chất cùng sức người bác sĩ có hạn nên không thể đáp ứng hết tất cả nhu cầu của bệnh nhân. Đó là chưa kể những nhũng nhiễu, hạch sách của không ít thầy thuốc, làm cho bức tranh đã đen tối lại càng thê thảm hơn nữa.
Ở một phương diện khác, các quảng cáo theo kiểu “bệnh viện như khách sạn” cũng dẫn đến rất nhiều ngộ nhận: người ta đòi hỏi nhân viên y tế phải hầu hạ thay vì chăm sóc, phục dịch thay vì phục vụ và tự cho mình cái quyền “muốn gì được nấy” ở bệnh viện. Người ta quên rằng y khoa là một khoa học đòi hỏi sự chuyên nghiệp và người làm về công tác chữa bệnh dù là y học hiện đại hay y học Cổ truyền thì họ làm việc cũng vì sự sống và sức khoẻ làm đầu, chứ không phải vì sự thoả mãn hay hài lòng của một vài cá nhân.
Xin xã hội đừng hằn học với thầy thuốc vì những quy định hành chính về y tế. Họ không đẻ ra, càng không thể điều khiển như một cỗ máy, theo ý của mỗi người, mà họ làm việc việc dựa trên quy trình có đầu cuối. Và chỉ xin cho những người thầy thuốc, bác sĩ, được hành nghề trong niềm vui và vinh dự của nghề nghiệp.
Nguồn: Văn bằng 2 Cao đẳng Dược