Bệnh nhân luôn có người dễ tính, người khó tính nhưng trên tất cả người làm nghề y luôn biết trân trọng và yêu thương bệnh nhân vì họ coi đó như một sứ mệnh.
- Tâm sự bác sĩ trẻ tiền bạc không thể mua được tính mạng con người
- Người thầy thuốc loay hoay tìm lối đi riêng
- Tâm sự bác sĩ: Hành nghề Y không phải để làm giàu
Nghề y ra đời để mang đến hạnh phúc cho bệnh nhân
Chữa bệnh cứu người – sứ mệnh quan trọng của người hành nghề y
Làm bất kỳ nghề gì cũng thế trước hết bạn cần có tâm và một trái tim yêu nghề, như thế mới đủ sức bám trụ để theo đuổi đam mê. Cũng như việc khám chữa bệnh, mỗi người bác sỹ luôn cần đặt tình yêu thương vào mỗi bệnh nhân để thực hiện nó bằng hết khả năng có thể. Chỉ có như thế bạn mới làm đúng với tiêu chí của nghề, và sống trọn với nghề để trở thành một người bác sỹ giỏi. Bởi thế người ta mới nói Lương y như Từ mẫu.
Thế nhưng để làm được điều đó là cả một quá trình lao động học tập trải nghiệm vô cùng vất vả và gian nan. Mỗi một người bác sỹ tương lai, ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường họ cần phải học hỏi nghiêm túc, cũng như khi bắt đầu làm nghề cần trau dồi kiến thức bằng tất cả những gì mình có, thế mới nhận được kết quả đúng như bản thân, gia đình và xã hội mong muốn. Vì việc học tập và trải nghiệm là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng chúng tác động trực tiếp đến sức khỏe bệnh nhân.
Chỉ có tình yêu mới giúp người làm nghề y tận tâm với cái nghề lắm vất vả và gian truân, minh chứng rõ nhất chính là việc các bác sỹ luôn biết vận dụng, xử lý những trường hợp bệnh nhân đang đối mặt với tử thần để kéo họ về với cuộc sống như những người bình thường. Đó chính là một trong những yếu tố khác biệt giúp người làm nghề y chiếm trọn được tình cảm của người bệnh cũng như xã hội. Khi đã chọn nghề y để theo đuổi và gắn bó suốt cuộc đời bạn cần coi bệnh nhân như người nhà như một phần máu mủ của chính mình để cảm nhận được nỗi đau của bệnh nhân như chính nỗi đau của mình, khi đó mới có thể làm một cách tâm huyết nhất với nghề và trở thành một người bác sỹ một người thầy thuốc giỏi với chính mình và cả xã hội.
Bác sỹ luôn phải đặt mình vào vị trí của bệnh nhân để hiểu bệnh nhân hơn
Những điều “uẩn khúc” trong nghề y
Những uẩn khúc đó mấy ai hiểu được và để hiểu được điều này bạn cần hóa thân vào chính công việc của người bác sĩ như thức trực đêm, cảm giác cứu người bệnh qua lưỡi hái tử thần trong các ca cấp cứu, phòng mổ mới thất được nghề y vất vả đến nhường nào. Căng thẳng, áp lực đó là cảm giác thường trực của hầu hết những ai gắn bó với nghề, khi tính mạng bệnh nhân là do chính mình quyết định.
Cũng theo chị Thu Hà theo học văn bằng 2 Cao đẳng Dược Hà Nội chia sẻ trong tâm sự nghề y “đôi khi mình cảm thấy chạnh lòng cho nghề y, đặc biệt vào các ngày lễ Tết mọi người được quây quần bên gia đình trong khi đó những người làm nghề như mình vẫn phải làm việc thường xuyên, mặc dù biết đó là trách nhiệm nhưng mong sao mọi người có thể hiểu và thông cảm hơn, vì bản thân mỗi người bác sỹ luôn đặt sức khỏe bệnh nhân lên trên hết chứ không vì lợi ích cá thân như nhiều người vẫn nghĩ”.
Hi vọng mọi người không nên đòi hỏi quá nhiều ở bác sỹ vì đơn giản chúng tôi cũng là con người cũng có gia đình và cũng có những quan tâm lo lắng khác, để làm tốt được như những gì xã hội mong muốn còn phải phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, chứ không đơn giản là 1 cá nhân.
Suy cho cùng, tất cả chúng ta ai cũng đều cũng có những trăn trở nỗi niềm riêng, chữa bệnh không chỉ là thăm khám, bốc thuốc mà nó cần cả một trái tim và sự chia sẻ giữa con người và con người với nhau.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn