Bệnh gout hiện nay không chỉ là căn bệnh dành riêng cho nhà giàu mà còn là căn bệnh của toàn xã hội. Chế độ ăn uống hàng ngày là yếu tố trực tiếp tác động đến sự phát triển của bệnh. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc thì việc kiêng và hạn chế và bổ sung hợp lý các thực phẩm dinh dưỡng hàng ngày sẽ giúp hạn chế sự tái phát của bệnh.
- Dấu hiệu của bệnh gút qua từng giai đoạn phát triển
- Thực đơn cho người bị bệnh gout vô cùng hiệu quả
- Thuốc chữa bệnh gút và phương pháp điều trị
Bệnh gút kiêng ăn gì?
Thực đơn cho người bị bệnh gout nên tuyệt đối hạn chế các thực phẩm giàu chất đạm, vì bệnh gout là bệnh rối loạn chuyển hóa đạm, do đó nếu người bệnh bị bệnh gout vẫn thường xuyên ăn các thực phẩm giàu chất đạm sẽ nguy hiểm, gây teo cơ các bệnh liên quan khác.
Một số loại thực phẩm giàu đạm có chứa nhiều nhân purin như các loại hải sản tôm, cua, ốc, sò, hến…tránh các loại thịt đỏ như thịt dê, trâu, bò, ngựa… và nội tạng động vật tim, gan, thận, óc…Bên cạnh đó cũng nên tránh các loại thực phẩm có độ tăng trưởng nhanh như măng, giá đỗ, nấm…vì các loại tăng trưởng nhanh này sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp axit uric trong cơ thể. Các loại trứng gia cầm đã phát triển thành phôi như trứng cút lộn, vịt lộn hạn chế nên ăn.
Người bị bệnh gout không nên ăn các loại thức ăn được chế biến sẵn, các loại đồ ăn nhanh như mì tôm, thực phẩm nhiều mỡ, chiên nhiều lần và không ăn khuya để giảm nhẹ gánh nặng làm việc cho gan vì gan là cơ quan có chức năng chuyển hóa đạm và các chất khác trong đó có chất axit uric. Trong quá trình điều trị người bị bệnh gout phải xét nghiệm y tế định kỳ để kiểm soát được bệnh và hồi phục sức khỏe.
Bệnh gút tuyệt đối tránh các thực phẩm giàu đạm
Về đồ uống
Không uống bất kỳ các loại đồ uống có chứa cồn như rượu bia, cốm rượu hay các thực phẩm lên men. Các loại đồ uống có ga, nước ngọt nên tránh vì trong các loại đồ uống này có chứa chất đường sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những nguyên nhân gây bệnh gout cho người bệnh.
Hạn chế uống các loại đồ uống có vị chua như nước chanh, cam, các loại đồ uống chứa nhiều vitamin C vì vitamin C làm tăng nguy cơ kết tủa của tinh thể muối Urat natri ở thận, làm tăng nguy cơ sỏi thận.
Một số thực phẩm có lợi
Thực đơn cho người bị bệnh gout hiệu quả và an toàn gồm các thực phẩm chứa nhiều chất xơ và tinh bột như củ sắn, khoai, cơm, cà chua, dưa leo…vì những thực phẩm này có tác dụng làm giảm quá trình hấp thụ đạm, giảm tình trạng thoái hóa biến đạm để sinh năng lượng đồng thời giảm sự hình thành axit uric trong máu.
Các đồ uống mà người bị bệnh gout nên uống là nước lọc, bổ sung nước lọc hàng ngày, tránh tình trạng thiếu nước vì nước lọc có tác dụng hòa tan các chất và tránh kết tủa lượng urat tại ống thận, làm giảm nguy cơ sỏi thận. Các bộ phận gan và thận là các cơ quan giữ vai trò chính và quan trọng đối với bệnh gout. Gan có vai trò làm cân bằng lại sự chuyển hóa đạm, thận có vai trò làm đào thải axit uric ra khỏi máu. Chính vì vậy bệnh nhân gout cũng nên giữ cho mình một tinh thần thoải mái, tránh thức khuya và căng thẳng đầu óc.
Tuy nhiên chế độ dinh dưỡng đối với người bị bệnh gout phải tùy theo thể trạng, giai đoạn bệnh và sở thích món ăn của từng người. Hãy tìm đến sự tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng để có được những thực đơn phù hợp trong việc điều trị bệnh gout.
Phương Thảo-Ytevietnam.edu.vn