Bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ là một dạng bệnh lý có thể mắc phải từ khi trẻ mới được từ 2 đến 10 tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ tồn tại xung quanh cuộc sống của chúng ta. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm kiến thức và phòng ngừa bệnh bạn nhé.
- Bệnh hen suyễn có dễ bị lây và di truyền không?
- Những biến chứng nguy hiểm do bệnh hen suyễn gây ra ở trẻ em – nhất định mẹ phải biết
- 6 dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc phải bệnh hen suyễn
Bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ
Theo nghiên cứu của tổ chức Y tế Thế giới WHO, mỗi năm có khoảng 7 -10% trẻ nhỏ mắc phải bệnh hen suyễn. Con số này tiếp tục tăng lên 2- 3 lần trong vòng 20 năm. Đây là căn bệnh về hô hấp mãn tính không thể điều trị khỏi dứt điểm mà chỉ có thể khắc phục tạm thời. Do đó, các ông bố, bà mẹ cần có những kiến thức nhất định để bảo vệ cho cơ thể của con mình luôn khỏe mạnh và không gặp phải bệnh này.
Nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ
Mặc dù chưa có nghiên cứu chỉ ra được căn nguyên của bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ, tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng: Trong cuộc sống, có rất nhiều tác nhân có khả năng gây ra bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ, trong đó, các yếu tố như di truyền, thời tiết, vi sinh vật, môi trường sống (khói, bụi…), thức ăn…là những nguy cơ khiến trẻ mắc phải bệnh nhiều nhất. Ngoài ra, còn có 3 nguyên nhân chính sau:
– Nguyên nhân do khởi phát vận động: Trẻ em thường hiếu động, do đó, khi trẻ chạy nhảy, hoạt động với cường độ cao sẽ khiến cở thể cần nhiều oxy hơn nên đã dùng miệng để thở. Điều này sẽ làm cho đường thở bị hẹp do phản ứng với không khí lạnh khô.
– Hen suyễn do dị ứng: Trong nhiều trường hợp, trẻ bị dị ứng với một số thành phần như bụi không khí, phấn hoa, mùi hóa chất hay lông động vật…thì sẽ rất dễ mắc phải bệnh hen suyễn. Do đó, các bậc cha mẹ cần xác định được nguyên nhân gây dị ứng để giúp trẻ phòng chống bệnh hen suyễn hiệu quả nhất.
– Hen suyễn do virut: Hen suyễn do virus ở trẻ thường xuất hiện khi trẻ phải trải qua một đợt nhiễm trùng đường hô hấp do các loại virus phổ biến là parainfluenza hay RSV gây ra.
Cách phòng và trị bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ
Muốn phòng ngừa được bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ, cha mẹ nên chú ý để không làm khởi phát các cơn hen như: Không nuôi động vật có nhiều lông ở trong nhà, không hút thuốc lá, hạn chế cho trẻ ăn những thức ăn công nghiệp có chứa chất bảo quản, luôn giữ cho cơ thể đủ ấm, không bị lạnh ở cổ. Ngoài ra, mỗi năm nên cho trẻ đi tiêm phòng dịch cúm và luôn giữ cho môi trường sống của trẻ được trong lành.
Khi thấy trẻ xuất hiện các cơn ho kéo dài và quấy khóc thường xuyên, càng ho nhiều hơn khi bị la mắng, quanh miệng có màu xanh tím, thậm chí là nôn mửa thì hay đưa trẻ đến bệnh biện để được các bác sĩ thăm khám, nếu phát hiện ra bệnh thì kịp thời điều trị.
Trong quá trình điều trị bệnh hen suyễn, trẻ sẽ luôn được theo dõi để có các bước thay đổi phù hợp với tình trạng bệnh. Nếu điều trị sau 1 tháng không khống chế được thì xem xét nâng bậc và thay đổi chỉ định điều trị.
Bệnh hen suyễn sẽ rất nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Chính vì thế, cha mẹ nên tìm hiểu kỹ các nguyên nhân gây bệnh hen suyễn ở trẻ nhỏ để có được các phòng ngừa an toàn nhất.
Hải Yến – Ytevietnam.edu.vn