Bảo quản sữa mẹ như thế nào cho đúng cách để trẻ có thể sử dụng trong thời gian dài mà sữa mẹ không có mùi chua, vị lạ…. là điều vô cùng quan trọng mà các mẹ cần quan tâm.
- Độ mờ da gáy là gì và chỉ số này ở thai nhi bao nhiêu là bình thường?
- Biện pháp giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ mỗi ngày
- Bổ sung acid folic cho phụ nữ mang thai như thế nào cho hiệu quả?
Nhận biết sữa bị hỏng như thế nào và cách bảo quản sữa hiệu quả?
Cách nhận biết sữa mẹ bị hư
- Sữa mẹ rã đông có mùi chua
Khi mở bình hoặc túi trữ sữa bạn ngửi thấy mùi tanh, chua, khó chịu, không được thơm dịu thì chắc chắn sữa mẹ đã bị hỏng, quá hạn vì Bác sĩ chuyên khoa phân tích,sữa mẹ nguyên chất thường có màu trắng ngà mùi thơm dễ chịu, không chua, khác hẳn so với các loại sữa khác.
- Sữa mẹ có mùi vị lạ
Nếu nếm thấy có vị khác lạ (vị tanh, chua, mùi hôi khó chịu..) thì có thể sữa đã bị hỏng, dinh dưỡng trong sữa không còn được đảm bảo vì trong điều kiện thông thường sữa mẹ sẽ có mùi thơm đặc trưng hơi béo ngậy, vị nhạt, không quá mặn hay ngọt.
- Sữa mẹ bị nổi váng
Theo những tin tức Y Dược mới nhất, trong thành phần của sữa mẹ có hàm lượng chất béo không nhỏ, do vậy việc sữa nổi váng là điều bình thường, tuy nhiên trong trường hợp nếu mẹ lắc đều bình thấy lớp váng hòa cùng với sữa nghĩa là chất lượng sữa vẫn tốt, bạn có thể đem đi hấp cách thủy rồi chờ sữa ấm là có thể cho bé dùng bình thường.
- Sữa quá thời gian bảo quản
Sau khi vắt sữa đều có thời gian bảo quản sữa mẹ nhất định tùy từng điều kiện, mẹ cần ghi chú ngày, giờ vắt lên trên túi trữ sữa để lưu ý sữa đã để được bao nhiêu ngày.
- Trẻ có biểu hiện khác lạ khi bú sữa mẹ
Khi mẹ rã đông sữa và cho bé bú nếu thấy bé có dấu hiệu khước từ, thì rất có thể vị sữa có vấn đề, bị hư hỏng quá hạn vì trẻ sơ sinh luôn có vị giác rất nhạy cảm, nên khi
Nếu ở điều kiện bình thường, sữa mẹ sẽ có mùi thơm đặc trưng hơi béo ngậy
Cách bảo quản sữa mẹ không bị hư hỏng, quá hạn?
Bác sĩ Phạm Văn Hữu giảng viên Cao đẳng Dược Pasteur Hà Nội chia sẻ, một số nguyên tắc mà các mẹ cần lưu ý khi bảo quản sữa mẹ nhằm giúp sữa không bị hỏng quá hạn bao gồm:
- Hâm sữa mẹ
- Bảo quản sữa trong ngăn mát tủ lạnh
- Khử trùng dụng cụ, bình sữa, túi trữ sữa sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh trước khi sử dụng.
- Bảo quản sữa mẹ trong ngăn đá, nơi lạnh nhất của tủ lạnh. Nếu bạn không có dự định cho bé dùng sữa ngay sau khi vắt thì nên bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh càng sớm càng càng tốt.
Quy tắc nhiệt độ bảo quản sữa mẹ:
- Ở nhiệt độ phòng (25 độ C), sữa mẹ có thể giữ được 4-6 giờ.
- Trong phòng 15 độ C: 24 giờ.
- Trong phòng 22 độ C: 10 giờ.
- Trong tủ lạnh thường, ngăn mát từ 0 đến -4 độ C: 2 – 3 ngày.
- Trong tủ lạnh thường, ngăn đá dưới -5 độ C: 2 tuần.
- Trong tủ lạnh riêng biệt dưới -18 độ C: 3 – 6 tháng.
- Trong tủ lạnh riêng biệt dưới -20 độ C: 6 – 12 tháng.
Khi lấy sữa cho bé sử dụng, cần rã đông từ từ bằng cách: bỏ bình hoặc túi trữ sữa ngâm vào nước ấm, đặt bình dưới vòi nước ấm đang chảy tránh đun nóng trực tiếp.
Trước khi cho bé sử dụng cần kiểm tra xem sữa mẹ có mùi tanh, có nổi váng, có mùi vị lạ không rồi mới .
Đem trữ tiếp trong tủ lạnh sẽ chỉ bảo quản được sữa mẹ sau khi rã đông tối đa 5 ngày
Tránh đem sữa đã sử dụng đi đông lạnh lại vì có thể làm giảm giá trị lipid trong sữa mẹ. Sữa sẽ giảm chất lượng và thậm chí có thể bị hỏng.
Hy vọng bài viết trên đây đã giúp ích cho các chị em cách nhận biết sữa mẹ bị hư, quá hạn và tránh đem cho bé sử dụng, ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của trẻ.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn