Thủy ngân là một loại kim loại nặng được ứng dụng nhiều trong các thiết bị hàng ngày, thủy ngân có thể gây độc cho cơ thể đặc biệt chúng có thể gây tổn thương não, tổn thương gan,…
- Tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh ho gà ở trẻ em
- Mẹ bầu mắc quai bị khi mang thai có nguy hiểm hay không?
- Dược sĩ hướng dẫn sử dụng miếng dán tránh thai hiệu quả
Nhiễm độc thủy ngân là gì? Nhiễm độc thủy ngân có nguy hiểm không?
Bác sĩ Nguyễn Anh Tú giảng viên Cao đẳng Dược Pasteur Hà Nội chia sẻ, thủy ngân là một chất độc dễ dàng hấp thụ vào cơ thể qua da, qua đường hô hấp,…Khi bạn bị ngộ độc thủy ngân chúng sẽ tấn công hệ thần kinh trung ương và hệ nội tiết của cơ thể, đồng thời ngộ độc thủy ngân còn ảnh hưởng lớn tới miệng và hệ cơ khớp cũng như răng hàm mặt của người bệnh. Trong trường hợp bị nhiễm độc thủy ngân trong thời gian dài thì có thể gây tổn thương não thậm chí là gây tử vong cho cơ thể.
Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới ngộ độc thủy ngân
Nguyên nhân chính gây ngộ độc thủy ngân chính là do người bệnh thường xuyên tiếp xúc với thủy ngân từ môi trường bên ngoài, người bệnh có thể nuốt, hít hay tiếp xúc ngoài da với thủy ngân, tùy từng mức độ tiếp xúc mà có những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe người sử dụng.
Tiêu thụ quá nhiều thủy ngân qua đường ăn uống đặc biệt là sử dụng thủy ngân dưới dạng muối methyl có nhiều trong thủy hải sản. Trẻ em là đối tượng dễ mắc ngộ độc thủy ngân nhất, nguyên nhân chính khiến trẻ em bị ngộ độc thủy ngân chính là do trẻ ngậm phải nhiệt kế nhiệt độ bị vỡ.
Triệu chứng lâm sàng ngộ độc thủy ngân
Bác sĩ chuyên khoa cho biết, dấu hiệu nhận biết ngộ độc thủy ngân sẽ tùy thuộc vào mức độ ngộ độc cũng như cường độ tiếp xúc với nguồn gây độc, những bệnh nhân hít phải hoặc nuốt phải thủy ngân thì sẽ xuất hiện cơn ngộ độc thủy ngân cấp, trong trường hợp trẻ tiếp xúc với những dạng hữu cơ của thủy ngân thường gây ngộ độc mãn tính.
Đối với những người hít phải thủy ngân có thể gây bệnh phổi cấp tính vô cùng nguy hiểm, những bệnh nhân này có dấu hiệu đầu tiên là lơ mơ, co giật, sốt, ớn lạnh, thở khó, viêm miệng, viêm ruột,…tình trạng bệnh lý sẽ giảm đi sau khoảng 1 tuần nhưng có cũng có những trường hợp bệnh tăng nặng có thể gây viêm phổi nặng, suy hô hấp thậm chí là gây tử vong cho người bệnh.
Đối với những người bệnh bị ngộ độc thủy ngân dạng mãn tính thì dấu hiệu dễ nhận thấy nhất chính là viêm lợi, chảy nước miếng, run giật tay chân thậm chí là rối loạn tâm thần,…đối với những trẻ nhiễm độc thủy ngân ở dạng mãn tính trẻ có thể kèm theo một số dấu hiệu như mất ngủ, trẻ hay quên, kém ăn, phát triển kém,…
Đối với những trường hợp trẻ vô tình nuốt phải thủy ngân hay nuốt phải pin có chứa thủy ngân thì có thể thấy dấu hiệu niêm mạc miệng, đau bụng, nôn, buồn nôn thậm chí là nôn ra máu những trường hợp này trẻ không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới tổn thương thận, gây hoại tử gan, rối loạn nước và điện giải gây nên tử vong cho trẻ.
Đối với trường hợp trẻ ngậm nhiệt kế thủy ngân trong miệng
Biện pháp phòng tránh ngộ độc thủy ngân
Theo những tin tức y tế mới nhất để phòng tránh tình trạng ngộ độc thủy ngân gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, các bậc phụ huynh cần hạn chế tối đa việc trẻ tiếp xúc với thủy ngân, cẩn thận khi cho trẻ tiếp xúc nhiệt kế thủy ngân, không nên để chúng gần tầm với của trẻ, không tự ý cho trẻ chơi hoặc ngậm nhiệt kế thủy ngân,…Trong quá trình đo nhiệt độ cần theo dõi sát trẻ, cất nhiệt kế ở nơi trẻ khó lấy.
Đối với trường hợp trẻ ngậm nhiệt kế thủy ngân trong miệng, cha mẹ không nên móc họng gây nôn ói cho trẻ vì có thể khiến thủy ngân gây tổn thương phổi cho trẻ sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
Nguồn: ytevietnam.edu.vn