Trong đông y, bộ phận có thể làm thuốc như gan gia cầm có tác dụng bổ gan, sáng mắt, chống sơ gan… Mề gia cầm có tác dụng mạnh gân cốt, ích tâm trạng, bền sinh lực… Trứng gia cầm có tác dụng đại bổ khí huyết, bổ ngũ tạng, ích nguyên khí…
- Bài thuốc chữa thủy đậu tiệt nọc từ Đông Y
- Bài thuốc chữa gan nhiễm mỡ hiệu quả từ nhộng tằm
- Những bài thuốc chữa bệnh từ rau xanh ít ai ngờ

Bài thuốc từ gan gia cầm
Theo y học cổ truyền, gan gia cầm có nhiều đạm quý cao cấp, các men gan qúy. Đặc trị bổ gan, sáng mắt, chống sơ gan, gan nhiễm mỡ, chống suy giảm chức năng gan. Bổ huyết, dưỡng tinh, ích tỳ, lợi thận, chống còi xương và suy dinh dưỡng ở trẻ em (do chức năng can, tỳ kém). Ngăn được chứng mờ mắt, rụng tóc cho ngươi cao tuổi.
Liều dùng: Người lớn: ngày 1 cái, ăn lúc 4-5h chiều hoặc tối muộn, trẻ em dùng giảm theo độ tuổi và nên dùng độc vị dạng luộc ăn. Liệu trình: 4-5 ngày X 10-12 liệu trình/năm có thể dùng lâu hơn. Chú ý: Người đang viêm thận cấp, hoặc đang bị ung thư các thể thì tránh dùng.
Cách dùng: Luộc chín hoặc nấu với thuốc bắc hoặc các loại khác theo các bài sau:
Bài 1: Gan gà 1 cái + nhân sâm 8 + 12 gr
Bài 2: Gan gà 1 cái + thục địa 20gr + kỷ tử 16gr + đương quy 12 gr.

Bài thuốc từ mề gia cầm
Chủ yếu dùng mề gà, vịt, ngan ngỗng. Màng trong mề gà là một vị thuốc quý. Cách dùng: Luộc chín ăn hoặc hầm nhừ theo các bài thuốc sau:
Bài 1: Mề gà 1 cái, chưng cùng nhân sâr 6-10gr + rượu ngon.
Bài 2: Mề gà, câu kỳ tử 12gr + ba kích nhục 12gr
Bài 3: Mề gà, hạt sen 20gr + nghệ đen 4 8gr
Công dụng: Cung cấp nhiều đạm động vật và các dưỡng chất quý giúp khoẻ thận, chắc hình thể, mạnh gân cốt, ích tâm tạng, bền sinh lực, dưỡng trí nuôi thần.
Bài thuốc thứ nhất có tác dụng bổ khí huyết, đẹp da dẻ, tươi nhan sắc, tốt can thận, dưỡng phế, ích tinh thần. Với bài 2 thêm sinh lực cho tạng thận, ích dương, bền giao hợp, khoẻ tinh trùng, chóng có con. Với bài 3 ích hình thể, kiện tì, tốt cho chức năng gan thận, chặt răng, sáng mắt, xanh tóc, thuận lợi cho việc tiêu hoá ở dạ dày, ruột non, đỡ được chứng đau dạ dày.
Liều dùng: người lớn: Ngày 1 cái, dùng một lần lúc 3-4h chiều hoặc tối muộn. Liệu trình: 5-7 ngày X 10-12 liệu

Bài thuốc từ trứng gà hoăc trứng vịt
Loại trứng càng tươi mới càng tốt. Cách dùng: Luộc chính lấy lòng đào ăn độc vị hoặc luộc chín rồi đem hấp với thuốc bắc theo các bài:
Bài 1: Trứng gà, đương quy 10gr, kỷ tử 12gr, táo hồng 12gr
Bài 2: Trứng gà, ngải cứu tươi 20gr, ích mẫu khô 10gr
Bài 3: Nghệ tươi 3 lát, ích mẫu, nghệ đem sắc lấy nước, bỏ bã cho ngải cứu vào nấu chín với 1 – 2 quả trứng gà đã luộc chín bóc vỏ.
Công dụng: đại bổ khí huyết, bổ ngũ tạng, ích nguyên khí, tăng thể lực, tươi tốt dung nhan, vững vàng hình thể. Dưỡng tâm, bổ phế, khắc phục được năm chứng lao thương suy nhược, thêm tinh dịch, khoẻ tinh trùng, người nam dùng trứng sống cỏ tác dụng rõ hơn trứng chín.
Bồi bổ cho buồng trứng, lợi cho sức khoẻ sinh sản nữ, thêm hỉ hoan, đầy đặn cuộc yêu, kích thích sự phát triển và đổi mới tế bào giúp cho sự trẻ hoá các tổ chức trong cơ thể. Trứng rất tốt cho sức khỏe lại ít tốn tiền.
Bài thuốc 1 giúp tăng cường thêm việc bổ huyết bổ gan, khoẻ thận, mạnh khí lực, tốt cho sức khỏe sinh sản phụ nữ. Với bài 2 có tác dụng bổ huyết điều kinh, bình can, giỏi uất, thông mạch nhưng dùng cho nữ thì hay hơn.
Liều dùng, trẻ em mỗi ngày nửa quả luộc ăn độc vị lúc sáng sớm. Người lớn ngày 2 quả chia 2 lần lúc sáng sớm và tối muộn hoặc ăn 1 lần lúc sáng sớm.
Liệu trình: 4-5 ngày X 10-12 liệu trình/ năm. Chú ý: Người đang bị ung thư hoặc có dấu hiệu sắp ung thư thì tránh dùng. Người viêm cầu thận, suy thận hay đầy bụng thì nên tránh ăn nhiều trứng.
Thanh Hiên: Ytevietnam.vn