Cây sả không chỉ là gia vị trong chế biến thức ăn mà còn là một vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông Y, sả giúp điều trị nhiều chứng bệnh và tăng cường cũng như nâng cao sức khỏe.
- Các bài thuốc YHCT chữa viêm đường tiết niệu
- Những công dụng chữa bệnh của hoa cúc vàng trong Đông Y
- Thầy thuốc tư vấn những món ăn, bài thuốc YHCT chữa viêm phế quản
Những công dụng bất ngờ của trà chanh sả đối với sức khỏe
Cách làm trà chanh sả
Theo các Bác sĩ Y học cổ truyền hiện đang công tác tại Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, sả có tác dụng lợi tiểu, là chất kích thích nhẹ, giảm đầy hơi, chống viêm, chống oxy hóa, chống trầm cảm, thuốc an thần, kháng khuẩn, giảm đau, chống co thắt và chống ung thư. Do đó, sả có thể giúp thanh lọc cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, làm giảm buồn nôn, giảm huyết áp cao, điều trị mất ngủ, làm giảm căng thẳng, chống lại các bệnh nhiễm trùng như cảm lạnh và cúm, kiểm soát mức Cholesterol, làm giảm nồng độ axit uric và nhiều hơn nữa. Nó cũng có thể làm giảm đau bụng kinh và giảm đau viêm khớp.
Nguyên liệu cần thiết: Sả (tươi hoặc khô đều được), gừng, chanh, quế, đinh hương (nếu có), thảo quả (nếu có), mật ong. Cách làm trà chanh sả: Đun nóng 2 cốc nước. Thêm 2 nhúm sả khô hoặc củ sả tươi đã đập dập. Giã nát hoặc mài ½ củ gừng vào. Thêm một miếng quế nhỏ. Thêm 2 nhánh đinh hương (nếu có). Bóc vỏ 2 hạt bạch đậu khấu và thêm chúng vào nồi (nếu có). Đun sôi và sau đó để cho nó riu liu trong vài phút rồi lọc lấy nước. Vắt một chút nước chanh vào để tăng công dụng chữa bệnh và tăng hương vị. Cuối thêm 1 thìa mật ong là được. Bây giờ có thể thưởng thức trà chanh sả giúp thải độc gan thận. Uống hàng ngày vào buổi tối.
Lưu ý: Công thức trên làm cho 2 tách trà. Để làm 1 tách,bạn chỉ cần giảm bớt số lượng của từng thành phần đi một nửa. Để giúp trà này loại bỏ chất độc khỏi cơ thể, uống nhiều nước trong suốt cả ngày. Có thể thêm ½ đến 1 muỗng cà phê mật mía vào cùng để uống. Khi sử dụng loại thảo dược này cho mục đích ẩm thực, nên có thể trộn nó với nước cốt dừa. Trà này không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai vì nó có thể kích thích các cơn co thắt. Tránh đưa nó cho trẻ em nhỏ. Những người bị suy thận hoặc gan cần tham khảo ý kiến Bác sĩ chuyên khoa trước khi uống loại trà này.
Trà chanh sả còn có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe
Một số tác dụng của trà chanh sả
Dưới đây là một số công dụng của trà chanh sả mà các Bác sĩ Đông Y đang công tác tại Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tổng hợp được:
Ngăn ngừa ung thư: Một số nghiên cứu cho thấy mỗi 100g sả chứa đến 24,205 microgam beta-carotene – những chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp ngăn ngừa ung thư.
Giảm đau đầu: Một số nghiên cứu cho thấy sả có thể giảm triệu chứng đau đầu. Những người thường xuyên bị đau nửa đầu nên uống trà sả thường xuyên.
Kiểm soát cholesterol: Trà sả có thể hạn chế sự hấp thu cholesterol trong ruột. Nó cũng ngăn ngừa sự tích tụ mảng bám trong động mạch. Uống trà sả thường xuyên giúp kiểm soát nồng độ cholesterol.
Đẹp da: Do cốc trà này giàu vitamin C và sả thải độc trong cơ thể nên nó thể giúp bạn làm đẹp da.
Giảm tối thiểu cơn đau khớp: Các đặc tính chống viêm của sả có thể giúp làm giảm các cơn đau viêm khớp. Nếu bạn đang bị bệnh thấp khớp, bệnh gút hoặc đau khớp, hãy thường xuyên uống trà sả để cảm nhận sự khác biệt.
Giúp ngủ ngon: Trà sả giúp bạn dễ ngủ và ngủ ngon hơn bởi nó làm “dịu” cơ thể.
Tốt cho tiêu hóa: Trà sả có thể điều trị chứng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy và chuột rút. Nó cũng có thể giết các kí sinh trùng trong đường ruột.
Giải độc cơ thể: Trà sả có thể giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, giúp thận và gan hoạt động tốt hơn.
Thanh Mai – ytevietnam.edu.vn