Những công dụng chữa bệnh của cây hồi trong Y học cổ truyền

Đánh giá: 1 Sao2 Sao3 Sao4 Sao5 Sao (2 đánh giá, trung bình: 5,00 trong tổng số 5)
Loading...

Với thành phần đa dạng, mang nhiều đặc tính quý, cây hồi được nhiều quốc gia đã được sử dụng làm gia vị và làm thuốc Đông Y từ hàng ngàn năm trước đây.

Những công dụng chữa bệnh của cây hồi trong Y học cổ truyền

Những công dụng chữa bệnh của cây hồi trong Y học cổ truyền

Cây Hồi  thuộc ngành Ngọc lan (hạt kín), Lớp Ngọc Lan (Magnoliidae), Phân lớp Ngọc Lan (Magnoliidae), Bộ Hồi (Illiciales), Họ Hồi (Illiciaceae A.C.Smit, 1947).

Đặc điểm của cây hồi.

Theo Dược sĩ Trần Thị Dương, giảng viên liên thông Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, cây hồi có đặc điểm là cây gỗ nhỏ, thường xanh có mùi thơm, cao 6-10 m, đường kính thân 15-30cm. Thân mọc thẳng, tròn, vỏ ngoài màu nâu xám. Lá mọc so le, không có lá kèm. Hoa lưỡng tính đơn độc, mọc đơn độc hoặc 2-3 cái ở kẽ lá; cuống hoa ngắn; đài 5-6 lá, màu lục, mép màu hồng, rụng ngay sau khi hoa nở; cánh hoa 16-20, hình bầu dục và thường nhỏ hơn các lá đài, mặt ngoài màu trắng, mặt trong màu hồng thẫm, càng vào giữa càng thẫm; nhị (9)10-20(¬25) xếp 1-2 vòng, chỉ nhị ngắn; lá noãn (6-)8(-13), hợp thành khối hình hình nón Bộ Nhụy gồm 5-21 lá noãn rời, xếp vòng như ngôi sao. Quả tụ gồm nhiều đại, khi già các lá noãn sắp xếp tỏa tròn, hình sao; khi chín có màu nâu; mỗi đại chứa 1 hạt. Hạt hình trứng thuôn hơi dẹt, nhẵn, màu nâu hoặc hung có nhiều tinh dầu.

Cây Hồi hiện nay có nhiều ở Trung Quốc.  Ở Việt Nam Hồi có nhiều và vùng Đông Bắc Việt Nam, hồi được trồng chủ yếu ở Lạng Sơn (Văn Quán, Bình Gia, Cao Lộc, Bắc Sơn, Chi Lăng, Văn Lãng, Thị xã Lạng Sơn, Lộc Bình, Đình Lập, Tràng Định…) và Quảng Ninh (Bình Liêu). Gần đây hồi đã được đưa trồng ở Cao Bằng (Đông Khê) và Bắc Kạn

Theo các chuyên gia Dược học cổ truyền cho biết, thành phần có trong dầu hồi chứa chủ yếu ở trong quả (3-3,5% trong quả tươi và 8-13% trong quả khô). Trong lá cũng chứa tinh dầu, nhưng hàm lượng thấp (0,3-1,0%). Thành phần chủ yếu của tinh dầu là trans-anethol (80-98%); ngoài ra còn có khoảng trên 20 hợp chất khác (limonen, α¬pinen, β-phellandren, linalool, δ-3-caren, methylchavicol, myrcen, anisaldehyd, sabinen, 4¬terpineol, paracymen, α-terpinen…). Cis-anethol thường chỉ có hàm lượng rất nhỏ (vết – 0,1%), nhưng lại rất độc và độ độc gấp 15-30 lần so với trans-anethol. Hạt hồi chứa khoảng 50-80% dầu béo với thành phần chính là các acid oleic, linoleic, stearic và myristic.

Cây hồi có nhiều công dụng chữa bệnh

Cây hồi có nhiều công dụng chữa bệnh

Những công dụng của cây hồi

Với thành phần đa dạng, mang nhiều đặc tính quý, cây hồi được nhiều quốc gia đã được sử dụng làm gia vị và làm thuốc từ hàng ngàn năm trước đây. Đồng thời, mùi hương đặc trưng của cây hồi, tinh dầu hồi là loại gia vị thơm, hấp dẫn trong chế biến thực phẩm được khai thác rộng rãi trong ẩm thực thế giới. Hoa hồi (quả hồi) có tinh dầu hồi là loại gia vị thơm, hấp dẫn được sử dụng nhiều trong công nghệ chế biến là hương vị cho các món ăn tạo nên sự đặc biệt của phở, các món lẩu là nguyên liệu chính trong ngũ vị hương trong chế biến thực phẩm, làm bánh chế biến rượu khai vị, rượu mùi, nước ngọt.

Theo Y học cổ truyền, Dầu hồi còn có tác dụng tốt cho tiêu hóa, kích thích sự lên men ruột,  giúp dễ tiêu, giảm đau bụng. Dầu hồi có tác dụng tốt cho đường hô hấp, giảm ức chế, giảm ho, chống viêm, chống cảm cúm nhiễm trùng, sát khuẩn, trị nấm da, giảm căng thẳng, cân bằng tinh thần, tĩnh tâm, mang lại cảm giác dễ chịu với 3 giọt tinh dầu nguyên chất hồi vào đèn xông hương hoặc máy khuếch tán trong phòng, hít sâu, thả lỏng cơ thể sẽ thấy tinh thần sảng khoái tránh căng thẳng, mệt mỏi.

Lương Tâm – Ytevietnam.edu.vn.

Tin liên quan

Có thể bạn quan tâm

Tin khác

Tin mới