Huyết áp cao là một trong những kẻ giết người thầm lặng hiện nay. Vì những nguy cơ và biến chứng của nó có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh đặc biệt là có thể tử vong. Sau đây chính là những điều nên biết về bệnh cao huyết áp mà bạn cần quan tâm.
- Những món ăn ổn định huyết áp cho bệnh nhân tai biến
- Nguyên nhân biểu hiện của bệnh huyết áp thấp?
- Huyết áp thấp cách điều trị như thế nào?
Cao huyết áp là gì?
Cao huyết áp là gì? Theo tổ chức Y tế thế giới và hội cao huyết áp quốc tế thì người được gọi là cao huyết áp khi chỉ số huyết áp tối đa trên 140mmHg và huyết áp tối thiểu trên 90mmHg và phải được thực hiện ít nhất 2 lần khám tại 2 thời điểm khám khác nhau.
Về mặt chỉ số, huyết áp được phân thành các giai đoạn như sau:
Huyết áp bình thường: khi có chỉ số huyết áp tối đa dưới 120mmHg và huyết áp tối thiểu dưới 80mmHg.
Tiền cao huyết áp: là khi chỉ số huyết áp tối đa là từ 120 – 139mmHg và huyết áp bình thường từ 80 -89mmHg.
Cao huyết áp giai đoạn 1: có huyết áp tối đa là từ 140 mmHg – 159mmHg và huyết áp tối thiểu từ 90mmHg – 99mmHg.
Cao huyết áp giai đoạn 2: có huyết áp tối đa 160 mmHg và huyết áp tối thiểu 100 mmHg.
Triệu chứng của bệnh cao huyết áp
Các bác sĩ cho biết có rất nhiều triệu chứng cao huyết áp, dưới đây là những triệu chứng cơ bản nhất.
- Đau đầu: Khi bạn có chỉ số huyết áp trên 180/110mmHg và có hiện tượng nhức đầu thì có thể bạn đã bị cao huyết áp.
- Chảy máu mũi: là dấu hiệu của huyết áp cao khi ở giai đoạn đầu. Khi huyết áp tăng cao và đột ngột sẽ dẫn đến bị chảy máu mũi nhiều.
- Xuất hiện vệt máu bên trong mắt hoặc bị xuất huyết kết mạc.
- Bị tê hoặc ngứa ở các chi cũng là một dấu hiệu của bệnh đột quỵ do cao huyết áp gây ra.
- Có cảm giác buồn nôn và nôn kèm với những triệu chứng nhìn không rõ, nhìn mờ, chóng mặt, choáng váng và khó thở.
Nguyên nhân của bệnh cao huyết áp
Nguyên nhân cao huyết áp bao gồm:
- Mắc các bệnh lý về: thận mãn tính, hẹp động mạch bẩm sinh, u , bệnh về tuyến thân.
- Phụ nữ sử dụng thuốc chống thai và có thai. Người nghiện rượu. Người thừa cân, béo phì, có nguy cơ bị cao huyết áp lớn hơn những người bình thường.
- Tuổi tác: tuổi càng cao thì sẽ càng dễ bị cao huyết áp.
- Do di truyền: Khi nhà bạn có người bị cao huyết áp thì bạn cũng có khả năng mắc vì bệnh này có hướng di truyền theo gia đình.
- Dùng muối: người ăn mặn có tỉ lệ mắc cao huyết áp lớn hơn người ăn nhạt.
- Dùng thuốc: Dùng thuốc kháng sinh lâu dài sẽ ảnh hưởng tới huyết áp của người dùng như thuốc giảm cân thuốc cảm và thuốc dị ứng,… sẽ làm cao huyết áp.
- Lười tập thể dục: người ít vận động, hay ngồi 1 chỗ quá lâu cũng có thể nguy cơ béo phì và mắc chứng cao huyết áp
Điều trị bệnh Cao huyết áp
Để điều trị cao huyết áp thì khi phát hiện những dấu hiệu bệnh đầu tiên thì người bệnh cần đến gặp ngay các bác sĩ để được khám lâm sàng và làm các xét nghiệm Y tế cần thiết để nhằm phát hiện các tổn thương và có hướng điều trị kịp thời và tránh bệnh nặng hơn, khó điều trị.
Thực hiện điều trị và uống thuốc theo đúng hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ, khi có tác dụng phụ cần đến tái khám để có hướng xử lý kịp thời.
Phòng ngừa bệnh Cao huyết áp
Bệnh cao huyết áp có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người bệnh, vì vậy bạn hãy lưu ý những cách phòng ngừa bệnh cao huyết áp sau đây:
- Nên ăn vừa phải, không nên ăn quá 1 muỗng cà phê muối trong khẩu phần ăn 1 ngày.
- Nếu bị béo phì thì nên áp dụng các biện pháp giảm cân khoa học, ăn ít đượng, hạn chế dầu mở và ăn nhiều cá hoa quả có nhiều chất xơ. Không nên ăn quá ngọt mà ăn nhiều đồ có chất đạm có nguồn gốc thực vật.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao.
- Tránh các đồ uống có cồn, và sử dụng các chất kích thích như thuốc lá.
- Nên uống đủ nước và nước ép hoa quả.
- Duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý, ổn định, tránh các trạng thái căng thẳng, stress,…
Hiền – Ytevietnam.edu.vn