Vậy là mẹ bầu đã trải qua giai đoạn mang thai cực nhọc, chỉ trong tháng cuối cùng này nữa thôi là mẹ bầu sẽ chào đón thành viên mới. Tuy nhiên trước lúc bé ra đờn mẹ bầu mang thai tháng thứ 9 cần chuẩn bị thật tốt cả về sức khỏe lẫn thể lực để bé có thể chào đời an toàn.
- Mách mẹ bầu chế độ dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 7
- Một số thông tin mẹ bầu cần biết khi mang thai tháng thứ 7
- 6 lưu ý mẹ bầu cần biết khi mang thai tháng thứ 8
Sự phát triển của bé ở tháng cuối
Thời kỳ mang thai tháng thứ 9 trọng lượng trung bình của bé trung bình phải được 3kg và có thể chào đời giữa tháng tức vào tuần thứ 38 – 30. Lúc này bé đã nằm vị trí ổn định ở dưới xương chậu để chuẩn bị chào đời. Chính vì vậy lúc này tử cung của mẹ bầu cũng sẽ co thắt lại làm cổ tử cung giãn mỡ xung quanh đầu bé. Khi nào tử cung mở to tức là bạn bé đã muốn ra khỏi bụng bạn.
Những thay đổi trong cơ thể mẹ tháng 9
Lúc này, đáy tử cung của mẹ bầu cao khoảng 30 – 35 cm. Hơi thở bạn này cũng nhẹ nhàng, dễ chịu hơn, ăn uống nhiều hơn. Tuy nhiên do tử dung gây sức ép đến bàng quang và trực tràng khiến mẹ bầu đi tiểu nhiều, âm đạo tiết nhiều chất nhờn, thường bị táo bón.
Không nên hoạt động mạnh
Trong giai đoạn mang thai tháng thứ 9, mọi hoạt động để ảnh hướng đến mẹ và bé. Vì vậy mẹ bầu không nên với tay cao, không để bất cứ tác động nào lên bung, kiêng sinh hoạt tình dục vì có thể làm mẹ bầu sinh sớm.
Cẩn nghỉ ngơi chờ sinh
Mang thai tháng thứ 9 là lúc mẹ bầu có thể chuyển dạ sinh bất kỳ lúc nào, vì vậy lúc này mẹ bầu nên có một chế độ nghỉ ngơi đầy đủ, không nên di chuyển quá xa, giữ gìn sức khỏe và tinh thần để chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình sinh nở.
Đi khám thai cẩn thận
Trong giai đoạn này mẹ bầu cân đi khám thai để bác sĩ kiểm tra huyết áp, nghe tim thai và biết được trọng lượng bé. Đặc biệt mẹ bầu cần kiểm tra hoạt động của trẻ, bình thường trẻ loạt động khoảng 4 – 5 lần/giờ, nhưng lúc bé gần sinh sẽ cử động ít hơn.
Bài tập cho thai phụ tháng 9
Thời điểm mang thai tháng thứ 9 mẹ bầu không nên lo lắng, hãy tạo cho mình tâm lý thoải mái, nhẹ nhàng chờ đón con ra đời. Để giảm căng thắng cho cuộc sống hằng ngày mẹ bầu nên đi bộ để giúp cơ thể thư thái. Mặt khác đi bộ cũng là các luyện tập giúp mẹ bầu dễ đẻ, tăng lực cho cơ, cải thiện các huyết mạch tuần hoàn… Ngoài ra khi mang thai từ tuần thứ 38 mẹ bầu nên xoa bóp đầu vú 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 15 – 30 phút để sau khi sinh bé có thể dễ dàng bú mẹ.
Bị phù chân trong tháng thứ 9
Lúc này bé thường bị sưng dưới bàn chân, mắt cá chân, bàn chân có thể cả tay. Đây là biểu hiện việc mẹ bầu sắp sinh, bạn hay yên tâm ngủ nghỉ hợp lý dấu hiệu này sẽ biến mất. Tuy nhiên nếu mẹ bầu bị sưng phù lâu ngày không giảm có thể là tín hiệu của tiền sản giật. Lúc này mẹ bầu cần được bác sĩ kiểm tra và tư vấn.
Thanh Hiên: ytevietnam.edu.vn